Các lĩnh vực xin cấp Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

Chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng là yếu tố thiết yếu trong ngành xây dựng, đảm bảo rằng các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định pháp luật và đạt tiêu chuẩn chuyên môn. Vậy chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng được áp dụng trong các lĩnh vực nào?

Chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng là gì?

Mẫu chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng do Bộ Xây dựng cấp 

Chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng là một tài liệu pháp lý quan trọng, là minh chứng cho thấy cá nhân, doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thi công và uy tín cần thiết để tham gia các công việc trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. 

Chứng chỉ này được cấp bởi Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng, có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp lần đầu, bao gồm cả các trường hợp điều chỉnh hạng hoặc gia hạn. Nếu chứng chỉ bị mất hoặc có thông tin sai lệch, chứng chỉ mới được cấp lại sẽ ghi theo thời hạn của chứng chỉ ban đầu.

Theo Điều 57 của Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, việc sở hữu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp muốn tham gia vào các hoạt động xây dựng.

Tác dụng của chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng khi tham gia đấu thầu và thực hiện các dự án xây dựng

Tác dụng của chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng

Theo Điều 57 Nghị định 42/2017/NĐ-CP, các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực xây dựng không có chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng sẽ bị hạn chế trong nhiều hoạt động quan trọng:

  • Tham gia đấu thầu: Doanh nghiệp thiếu chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng không được phép tham gia đấu thầu các dự án xây dựng, bao gồm cả những gói thầu được tài trợ bởi nhà nước và các tổ chức quốc tế.
  • Nghiệm thu: Công tác nghiệm thu và bàn giao công trình không thể tiến hành nếu doanh nghiệp thi công không sở hữu chứng chỉ năng lực phù hợp với hạng mục công trình.
  • Quyết toán: Doanh nghiệp không có chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng sẽ không thể thực hiện quyết toán các chi phí liên quan đến quá trình thi công công trình.

Các lĩnh vực áp dụng chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng

Các lĩnh vực áp dụng chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng

Theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 38 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng được yêu cầu cho nhiều lĩnh vực quan trọng trong ngành xây dựng, bao gồm:

  • a) Khảo sát xây dựng;
  • b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
  • c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
  • d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • đ) Thi công xây dựng công trình;
  • e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
  • g) Kiểm định xây dựng;
  • h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Các hoạt động từ điểm a đến điểm e yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng chỉ năng lực xây dựng để tuân thủ quy định pháp luật và bảo vệ uy tín của mình. Tuy nhiên, các công việc quy định tại Khoản 3, Điều 83 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP không bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực.

Viện Đào tạo và Hợp tác Giáo dục - Địa chỉ cấp chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng uy tín, chất lượng

Với 8 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ lĩnh vực hoạt động xây dựng, Viện Đào tạo và Hợp tác Giáo dục (TIEC) tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành, được nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tin tưởng. Chúng tôi không chỉ cung cấp chứng chỉ uy tín mà còn mang đến dịch vụ toàn diện trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và tư vấn hồ sơ.

Viện Đào tạo và Hợp tác Giáo dục - Địa chỉ cấp chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng uy tín hàng đầu

TIEC cam kết mang đến giải pháp nhanh chóng và hiệu quả cho quý khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo hồ sơ được hoàn thiện đúng quy định pháp luật. Dưới đây là những lý do bạn nên chọn TIEC để cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

  • Tư vấn miễn phí: Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc về quy trình đăng ký chứng chỉ năng lực.
  • Xử lý hồ sơ nhanh chóng: Hồ sơ đăng ký sẽ được hoàn thiện trong vòng 24 giờ.
  • Nộp hồ sơ nhanh chóng: Kê khai, bổ sung và nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền trong vòng 3 ngày làm việc.
  • Theo dõi và trả chứng chỉ: Theo dõi tiến độ xét duyệt và trả chứng chỉ trong khoảng 7-9 ngày sau khi có quyết định.

Hãy liên hệ với Viện Đào tạo và Hợp tác Giáo dục ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết và hỗ trợ toàn diện về chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức của bạn.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu hơn về các lĩnh vực áp dụng chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng cũng như tầm quan trọng của chứng chỉ này. Từ đó có thể bổ sung loại chứng chỉ này để tuân thủ đúng quy định, đồng thời tăng thành công và uy tín trong ngành xây dựng.

Thông tin liên hệ: Viện Đào tạo và Hợp tác giáo dục

Website: https://viendaotao.vn/

Trụ sở: Tầng 4 Số 451 Vũ Tông Phan, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

VP HCM: 47/3 Đường 27 Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM

VP Cần Thơ: M3 Đường 27 KĐT mới Hưng Phú, P. Hưng Thạnh, TP Cần Thơ

Email: [email protected] - [email protected]

Hotline: 0976.380.555 - 0968.099.565

FEATURED TOPIC

hihi