RELAY – Khám phá khái niệm và cách hoạt động của Relay thường đóng và Relay thường mở

Relay là gì?

Khái niệm

Relay, hay còn được gọi là Rơ-le, là một công tắc điện tử được điều khiển bằng lực hút từ một nam châm điện. Đơn giản đó là 1 nam châm điện hay còn gọi là cuộn hút và một cơ cấu tiếp điểm vật lý. Việc đóng, ngắt Relay phụ thuộc vào dòng điện chạy trong cuộn hút của relay. Dưới đây là bức tranh cấu tạo chi tiết của Relay.

Cấu tạo của Rơ-le bao gồm một bộ phận cơ khí chuyển động linh hoạt có thể được điều khiển thông qua một nam châm điện. Về cơ bản, Relay giống như một công tắc cơ học. Tuy nhiên, bạn có thể điều khiển nó bằng tín hiệu điện tử thay vì bật tắt thủ công. Rất nhiều loại Relay khác nhau như Rơ-le nhiệt và Rơ-le thời gian cũng tồn tại. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên Google.

Cite

Cấu tạo của một Relay cơ khí.

Trên một lõi cách điện, có nhiều vòng dây bằng đồng được quấn thành cuộn dây hay còn gọi là phần cảm. Phần ứng là cơ cấu di chuyển, bao gồm một giá đỡ hoặc giá đỡ lò xo được kết nối với một đầu và tiếp điểm bằng kim loại. Tùy thuộc vào loại Relay thường ĐÓNG hay thường MỞ, người ta sắp xếp sao cho phù hợp. Thông thường, phần ứng di động được coi là một đầu nối chung (Common Terminal) được nối với mạch điện bên ngoài. Relay cũng có hai chân cụ thể là thường đóng và thường mở (NC và NO). Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở phần tiếp theo.

Ký hiệu Relay trong mạch điện

Cite

Ký hiệu Relay trong mạch điện.

Thường thì các Relay cơ bản nhất sẽ có 5 chân:

  • 2 chân nối vào cuộn dây: Để tạo tín hiệu điều khiển Relay
  • Chân C (Common) là chân chung: Nối với tải
  • Chân NO (Normally Open): Chân thường mở, hay còn gọi là chân thường hở. Tức là khi chưa có tín hiệu điều khiển relay thì nó ở trạng thái hở, không có dòng điện đi qua.
  • Chân NC (Normally Closed): Chân thường đóng, Tức là khi chưa có tín hiệu điều khiển Relay thì nó ở trạng thái đóng mạch điện, vẫn đang có dòng điện đi qua.

Phân loại Relay

Tùy theo tiêu chí phân loại mà có những loại Relay khác nhau. Tổng thể, Relay có thể được phân loại theo hai cách:

Theo nguyên lý hoạt động

  • Relay điện cơ: Được sử dụng rộng rãi trong thực tế
  • Relay điện nhiệt: Thường được sử dụng trong công nghiệp
  • Relay trạng thái rắn: Tuổi thọ cao và hoạt động ổn định
  • Relay hỗn hợp: Kết hợp Relay điện cơ và Relay trạng thái rắn

Theo tính chất phân cực

  • Relay phân cực
  • Relay không phân cực

Nguyên lý hoạt động của Relay là gì?

Rồi, sau khi đã hiểu về khái niệm và cấu tạo Relay, chắc hẳn bạn đã có hiểu biết sơ bộ về điều đó. Tuy nhiên, để cho đầy đủ, chúng tôi sẽ giải thích thêm về nguyên lý hoạt động của Relay thường đóng và Relay thường mở.

Relay thường ĐÓNG là gì?

Cite

Nguyên lý hoạt động của Relay thường ĐÓNG.

Relay thường đóng là loại Relay mà thường thì nó sẽ đóng kín mạch, mạch điện vẫn hoạt động bình thường. Khi Relay hoạt động, nó sẽ hút tiếp điểm thường đóng (NC) sang vị trí thường hở (NO). Mạch lúc này sẽ tắt, không có dòng điện chạy qua. Đó chính là nguyên lý hoạt động của Relay thường đóng.

Relay thường MỞ là gì?

Relay thường mở là loại Relay mà thường thì nó không đóng kín mạch, mạch điện không hoạt động vì chưa có dòng điện đi qua. Khi Relay hoạt động, nó sẽ hút tiếp điểm thường mở (NO) sang vị trí thường đóng (NC). Mạch lúc này sẽ đóng, có dòng điện chạy qua. Đó chính là nguyên lý hoạt động của Relay thường mở.

Cite

Nguyên lý hoạt động của Relay thường MỞ.

Ứng dụng Relay trong thực tế

Relay có vô số ứng dụng, chức năng chính của nó là điều khiển mạch điện cao áp (220V xoay chiều) bằng nguồn điện hạ áp (điện áp một chiều).

  • Relay không chỉ được sử dụng trong các mạch điện lớn mà còn được sử dụng trong các mạch máy tính để thực hiện các phép toán số học và toán học.
  • Dùng để điều khiển các công tắc động cơ điện. Để BẬT động cơ điện, chúng ta cần nguồn điện xoay chiều 220V. Tuy nhiên, trong một số trường hợp / ứng dụng, có thể BẬT động cơ với điện áp nguồn một chiều. Trong những trường hợp đó, sử dụng một Relay là rất hợp lý. Điều này giúp tránh tia lửa điện không đáng có.
  • Sử dụng Relay trong các bộ điều khiển điện áp, dòng điện. Khi điện áp không giống với điện áp danh định, Relay cảm nhận sự biến đổi và điều khiển tải chạy đúng với điện áp, dòng điện danh định.
  • Được sử dụng để chọn mạch nếu có nhiều hơn một mạch trong hệ thống. Đặc biệt được sử dụng trong các mạch chuyển nguồn dự phòng khi mất điện đột ngột xảy ra.
  • Được sử dụng trong các bộ điều khiển tín hiệu giao thông, bộ điều khiển nhiệt độ.

Với những ứng dụng đa dạng như vậy, Relay đã trở thành một linh kiện không thể thiếu trong các hệ thống điện tử và công nghiệp.

FEATURED TOPIC

hihi