Tạn mạn về Biểu đồ tần số đáp tuyến – Hướng dẫn đọc và sử dụng

Biểu đồ phổ tần đáp tuyến (Frequency response graph) – một công cụ quan trọng mà không chỉ người viết trang này sử dụng mà cả cộng đồng Audio di động quốc tế cũng không thể thiếu. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu đúng nghĩa của biểu đồ này chưa? Với các bạn mới bắt đầu, đây sẽ là một nơi tốt để bắt đầu.

I. Khái niệm cơ bản

1. Biều đồ phổ tần đáp tuyến là cái gì thế?

Chắc hẳn các bạn đã thấy biểu đồ này nhiều lần:

Biểu đồ phổ tần đáp tuyến

Đây là một Biểu đồ phổ tần đáp tuyến (Frequency Response graph). Chức năng chính của nó là ghi lại áp suất âm thanh của tai nghe/loa/headphone tại một dải tần số nhất định.

Một phổ tần đáp tuyến cũng sẽ có nhiều cách để ghi lại, tuy nhiên, với REW (RoomEQ Wizard) thì chúng thường được ghi lại bằng cách quét một âm sóng sin rồi ghi lại độ lớn của từng bậc tần số bằng microphone.

Với một biểu đồ phổ tần đáp tuyến, trục tung (dọc) sẽ luyên ghi lại áp suất âm thanh ở tai, trục hoành thì sẽ là tần số.

2. Tốt, vậy đọc nó như thế nào?

Ừ… bây giờ mới bắt đầu đau đầu này.

Đọc biểu đồ phổ tần đáp tuyến có thể khá phức tạp, nhưng cùng tôi theo dõi quá trình phân tích biểu đồ đầu bài.

II. Head-Related Transfer Function (HRTF), đáp tuyến mục tiêu và hệ thống đo đáp tuyến dành cho Tai nghe/Headphone

1. Tản mạn về Head-Related Transfer Function (HRTF)

Gu nghe của mỗi người khác nhau, mỗi người nghe khác nhau. Tuy nhiên, cách mà mỗi người tiếp nhận âm thanh cũng sẽ khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tín hiệu xuất phát từ đâu. Có một khái niệm quan trọng liên quan đến việc tiếp nhận âm thanh là Head-Related Transfer Function (HRTF), nó

FEATURED TOPIC

hihi