Đơn vị đo điện trở | Cách đọc giá trị điện trở chính xác nhất

Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng R. Vậy đơn vị đo điện trở là gì? Cách đọc giá trị của điện trở trên thiết bị điện tử như thế nào? Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết sau đây của Viện đào tạo Vinacontrol.

1. Đơn vị đo điện trở là gì?

Đơn vị SI của điện trở là ohm (Ω), còn của điện dẫn là siemens (S) (trước gọi là “mho” và ký hiệu bằng ℧).

Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng R. Đây là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu.

Ohm là đơn vị đo điện trở trong SI. Đại lượng nghịch đảo của điện trở là độ dẫn điện G được đo bằng siemens. Giá trị điện trở càng lớn thì độ dẫn điện càng kém. Khi vật dẫn cản trở dòng điện, năng lượng dòng điện bị chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, ví dụ như nhiệt năng.

Ngoài ohm thì các điện trở còn có nhiều giá trị khác nhau, nhỏ hơn hoặc lớn hơn gấp nhiều lần bao gồm: mΩ (milliohm), KΩ (kilohm), MΩ (megaohm).

  • 1 mΩ = 0.001 Ω
  • 1 KΩ = 1000 Ω
  • 1 MΩ = 1000 KΩ = 1.000.000 Ω

Đơn vị đo điện trở là Ohm (Ω)

2. Cách đọc giá trị trên điện trở

Trong thực tế, điện trở được đánh dấu bằng các dải màu có quy ước nhằm xác định giá trị của nó. Có 3 loại dải màu phổ biến bao gồm:

  • Loại 4 dải màu: chữ số, chữ số, số nhân, dung sai.
  • Loại 5 dải màu: chữ số, chữ số, chữ số, số nhân, dung sai.
  • Loại 6 dải màu: chữ số, chữ số, chữ số, số nhân, dung sai, hệ số nhiệt độ.

Công thức tính giá trị điện trở theo dải màu:

Với điện trở có 4 dải màu

R = (10 × chữ số 1 + chữ số 2 ) × số nhân

Với điện trở có 5 hoặc 6 dải màu

R = (100 × chữ số 1 + 10 × chữ số 2 + chữ số 3 ) × số nhân

Và kèm theo là bảng giá trị các màu của điện trở:

Màu sắc Chữ số Số nhân Dung sai
Đen 0 1
Nâu 1 10 ± 1%
Màu đỏ 2 100 ± 2%
Trái cam 3 1.000
Màu vàng 4 10.000
Màu xanh lá 5 100.000 ± 0,5%
Màu xanh da trời 6 1.000.000 ± 0,25%
Màu tím 7 10.000.000 ± 0,1%
Ghi 8 ± 0,05%
Trắng 9
Vàng kim 0,1 ± 5%
Bạc 0,01 ± 10%
Không màu ± 20%

Ví dụ với điện trở 4 dải màu bao gồm: Màu vàng, màu tím, màu đen, vàng kim thì ta tính giá trị của điện trở như sau:

  • Vạch màu vàng: Có giá trị tương ứng với số 4;
  • Vạch màu tím: Có giá trị tương ứng với chữ số 7;
  • Vạch màu đen: Có giá trị số nhân bằng 1;
  • Vạch màu vàng kim: Là giá trị dung sai của điện trở.

Vậy giá trị của điện trở là: R = (10 x 4 + 7) x 1 = 47Ω

Đọc giá trị điện trở

Với dải điện trở có 5 dải màu bao gồm: xanh da trời, vàng, đỏ, nâu, xanh lá thì giá trị của điện trở này sẽ là:

  • Vạch màu xanh da trời: Có giá trị tương ứng với số 6;
  • Vạch màu vàng: Có giá trị tương ứng với số 4;
  • Vạch màu đỏ: Có giá trị tương ứng với số 2;
  • Vạch màu nâu: Có giá trị số nhân bằng 10;
  • Vạch màu xanh lá: Là giá trị dung sai của điện trở.

Vậy giá trị của điện trở này là: R = (100 x 6 + 10 x 4 + 2) x 10 = 6420Ω

3. Cách đọc giá trị điện trở công suất

Điện trở công suất là các loại điện trở công suất lớn hơn 1W, 2W, 5W hay 10W được sử dụng trong những mạch điện tử có dòng điện lớn đi qua.

Đối với điện trở công suất thường được chia thành 2 cách đọc (điện trở 4 vạch màu và điện trở 5 vạch màu).

Hướng dẫn đọc giá trị điện trở công suất

4. Giá trị sai số của điện trở là gì?

Thực tế, giá trị chúng ta đo được không hoàn toàn chính xác tuy nhiên giá trị đó phải ở trong khoảng dung sai (tức là phạm vi sai số cho phép) của điện trở.

Khoảng dung sai của điện trở được tính bằng cách lấy phần trăm nhân giá trị lý thuyết.

Ví dụ: Điện trở 300 Ω với dung sai 5%

Ta tính khoảng dung sai như sau: 300×5% = 15 (Ω)

Vậy với điện trở 300 Ω với dung sai 5%, giá trị đo nằm trong khoảng [285;315].

Khoảng dung sai (tức là phạm vi sai số cho phép)

Trên đây toàn bộ nội dung về đơn vị đo điện trở và cách đọc giá trị điện trở chính xác nhất. Mong rằng qua bài viết trên, Viện đào tạo Vinacontrol đã cung cấp thông tin hữu ích tới bạn.

FEATURED TOPIC

hihi