Cách đọc giá trị, thông số tụ điện chi tiết từ A-Z

Tụ điện là một thành phần quan trọng trong các mạch điện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc giá trị và thông số của tụ điện đúng cách. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách đọc tụ điện, bài viết này sẽ hướng dẫn từng bước chi tiết. Hãy cùng theo dõi!

Cách đọc tụ điện lớn

Cách đọc giá trị tụ điện lớn khá đơn giản. Trên thân tụ điện, các thông số được ghi rõ. Dưới đây là cách đọc giá trị tụ điện lớn:

Đọc đơn vị đo lường

Đơn vị điện dung của tụ điện thông thường là Farad (F). Tuy nhiên, giá trị Farad thường rất lớn so với các mạch điện thông thường. Vì vậy, chúng ta sử dụng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFarad (µF), NanoFarad (nF) và PicoFarad (pF). Dưới đây là một số quy ước chuyển đổi:

  • 1 Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F
  • 1 µ Fara = 1.000 n Fara
  • 1 n Fara = 1.000 p Fara

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công thức sau để chuyển đổi:

  • 1 µF (microfarad) = 10^-6 farad
  • 1 mF (millifarads) = 10^-3 farad
  • 1 nF (nanofarad) = 10^-9 farad
  • 1 pF, mmF hoặc uuF = 1 picofarad = 10^-12 farad

Cách đọc điện dung của tụ điện

Điều quan trọng khi đọc tụ điện là hiểu các mã và các đơn vị điện dung. Các tụ điện lớn thường ghi giá trị điện dung trên mặt bên của thân tụ. Có những tụ điện chỉ ghi đơn vị là Farad, trong khi những tụ điện khác có các đơn vị nhỏ hơn như MicroFarad (µF), NanoFarad (nF) hoặc PicoFarad (pF). Vì vậy, cách đọc giá trị điện dung của tụ điện sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại.

Dưới đây là một số lưu ý khi đọc giá trị điện dung:

  • Không quan trọng viết hoa hay viết thường trong đơn vị. Ví dụ: “MF” chỉ là ký hiệu của millifarads “mf”. Đây không phải là megafarad.
  • Ngoài đơn vị F, còn có ký hiệu “fd” để chỉ đơn vị farad. Ví dụ: “mmfd” cũng có nghĩa là “mmf”.
  • Cần cẩn thận với các ký hiệu chỉ có một chữ cái như “475m”. Đây là ký hiệu tụ điện nhỏ.

Tìm giá trị dung sai của tụ điện

Một số tụ điện có ghi giá trị dung sai hoặc khoảng giá trị dự kiến của điện dung. Ví dụ: một tụ điện có nhãn ký hiệu là “6000uF +50% / – 70%” nghĩa là tụ điện này có điện dung từ 6000uF + (6000 0.5) = 9000uF đến 6000uF – (6000uF 0.7) = 1800uF.

Kiểm tra giá trị điện áp của tụ điện

Ngoài giá trị điện dung, nhiều tụ điện còn ghi giá trị điện áp. Cách đọc tụ điện có ghi giá trị điện áp cũng khá đơn giản. Ký hiệu điện áp thường là các đơn vị quen thuộc như V, VDC, VDCW hoặc WV (cho “Điện áp làm việc”). Đây là giá trị tối đa mà tụ điện có thể xử lý.

Dưới đây là một số quy ước chuyển đổi:

  • 1 kV = 1.000 vôn
  • 2E = 250 vôn

Nếu không có biểu tượng điện áp, bạn nên sử dụng tụ điện với mạch điện áp thấp. Đối với mạch xoay chiều, hãy sử dụng tụ có ký hiệu chữ VAC. Bạn nên tránh sử dụng tụ điện 1 chiều, trừ khi bạn đã có kiến thức chuyên sâu về cách chuyển đổi điện áp và cách sử dụng tụ điện an toàn trong mạch xoay chiều.

Cách đọc tụ điện khi có dấu + hoặc –

Nếu tụ điện có dấu “+” hoặc “-“, nghĩa là tụ điện này được phân cực. Khi kết nối tụ điện, bạn cần chú ý kết nối chân “+” của tụ điện với phần dương của mạch điện. Kết nối sai cực có thể gây nguy hiểm.

Nếu không có dấu “+”, “-“, bạn có thể phân biệt cực của tụ qua một số cách sau: một số tụ dùng một vạch màu hoặc hình vòng trên thân tụ để hiển thị cực âm, dương. Với tụ hoá nhôm, dấu hiệu này thể hiện đầu “-“, còn với tụ hoá tantali, dấu hiệu này chỉ đầu “+”. Bạn có thể bỏ qua vạch màu này nếu nó mâu thuẫn với dấu “+”, “-“, hoặc nếu nó ở trên tụ không phân cực.

Cách đọc tụ điện nhỏ

Cách đọc giá trị tụ điện nhỏ phức tạp hơn so với tụ điện lớn. Vì diện tích trên thân tụ điện nhỏ, nhà sản xuất không thể ghi đầy đủ các thông số của tụ. Vì vậy, khi đọc giá trị tụ điện nhỏ, bạn cần chú ý và cẩn thận hơn. Dưới đây là cách đọc chỉ số tụ điện nhỏ:

Viết xuống hai chữ số đầu tiên của giá trị điện dung

Khi tụ điện quá nhỏ để ghi đầy đủ giá trị điện dung, ta sử dụng mã tiêu chuẩn EIA. Ban đầu, bạn ghi lại hai chữ số đầu tiên, sau đó dựa trên đoạn mã tiếp theo để đọc điện dung.

  • Nếu mã bắt đầu bằng hai chữ số và theo sau là một chữ cái như kiểu “44M”, hai chữ số đầu tiên này sẽ là mã đầy đủ của điện dung tụ điện. Bạn bỏ qua để tìm đơn vị.
  • Nếu một trong hai ký tự đầu tiên là một chữ cái, bạn bỏ qua và xuống các hệ thống chữ cái.
  • Nếu ba ký tự đầu tiên là số, bạn thực hiện bước tiếp theo.

Dùng chữ số thứ ba để làm số lũy thừa của 10

Người ta tính mã điện dung có ba chữ số như sau:

  • Nếu chữ số thứ ba từ 0 đến 6: Số bao nhiêu thì thêm bấy nhiêu chữ số 0 vào hai số đầu. Ví dụ: 253 => 25 x 10^3 = 25.000.
  • Nếu chữ số thứ ba là 8: Nhân với 0,01. Ví dụ: 278 => 27 x 0,01 = 0,27.
  • Nếu chữ số thứ ba là 9: Nhân với 0,1. Ví dụ: 209 => 20 x 0,1 = 2,0.

Đơn vị điện dung của tụ điện

Biết được đơn vị điện dung, bạn sẽ biết cách đọc tụ điện. Các tụ điện nhỏ như tụ điện gốm, phim, tantali thường dùng đơn vị picofara (pF).

  • 1 pF = 10^-12 farad.

Các tụ điện lớn hơn như loại điện phân nhôm hình trụ hoặc loại hai lớp thường dùng đơn vị là microfara (uF hoặc µF).

  • 1 uF = 10^-6 farad.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện chữ cái sau mã của tụ điện, thường đó là mã dung sai, không phải là đơn vị của điện dung. Ví dụ, P và N là các mã dung sai ít gặp.

Cách đọc mã có chứa chữ cái

Nếu trên mã của tụ điện có chữ cái là một trong hai ký tự đầu tiên, ba khả năng có thể xảy ra:

  • Nếu là chữ R: Thay thế nó bằng dấu thập phân để lấy giá trị điện dung trong pF. Ví dụ: tụ điện có ký hiệu 5R1 nghĩa là giá trị điện dung là 5.1pF.
  • Nếu là chữ u, n hoặc p: Đây là các đơn vị đo điện dung ( microfarad, nano, pico). Thay thế chữ cái này bằng dấu thập phân. Ví dụ: n51 nghĩa là 0,51 nF, còn 6u2 nghĩa là 6,2 uF.
  • Nếu mã ghi như “1A253” thì đây là ký hiệu của hai mã, trong đó 1A cho biết điện áp, 253 cho biết điện dung.

Cách đọc trị số điện dung của tụ gốm

Cách đọc tụ điện gốm cũng khá đơn giản. Tụ gốm thường có hình giống cái bánh nhỏ với hai chân. Tụ điện gốm thường ghi giá trị dung sai là một chữ cái ngay sau giá trị điện dung của ba chữ số. Chữ cái này đại diện cho dung sai của tụ điện, giúp bạn biết được khoảng giá trị của điện dung.

Dưới đây là các mã dung sai và ý nghĩa tương ứng:

  • B = ± 0,1 pF
  • C = ± 0,25 pF
  • D = ± 0,5 pF cho các tụ điện dưới 10 pF hoặc ± 0,5% cho các tụ điện trên 10 pF
  • F = ± 1 pF hoặc ± 1%
  • G = ± 2 pF hoặc ± 2%
  • J = ± 5%
  • K = ± 10%
  • M = ± 20%
  • Z = + 80% / -20% (Nếu không thấy có dung sai nào được ghi trên tụ điện, hãy giả định đây là trường hợp xấu nhất)

Cách đọc giá trị dung sai dạng số – chữ cái – số của tụ điện

Nhiều tụ điện có biểu hiện thông số điện dung bằng hệ thống ba ký tự gồm: số – chữ cái – số. Cách hiểu ký tự này như sau:

  • Ký tự đầu tiên: Thể hiện nhiệt độ tối thiểu. Trong đó, Z = 10ºC, Y = -30ºC, X = -55ºC.
  • Ký tự thứ hai: Thể hiện nhiệt độ tối đa. Trong đó, 2 = 45ºC, 4 = 65ºC, 5 = 85ºC, 6=105ºC, 7 = 125ºC.
  • Ký tự thứ ba: Thể hiện sự thay đổi về điện tích dung trong phạm vi nhiệt độ. Khoảng dao động từ chính xác nhất, là A = ± 1.0%, đến độ chính xác thấp nhất của tụ là V = +22.0% / – 82%. R là một trong những ký hiệu phổ biến với R = ± 15%.

Tra cứu các hệ thống khác để đọc những tụ điện ít gặp

Cách đọc chỉ số trên không phù hợp để dùng với các loại tụ điện đời cũ hoặc các loại tụ điện chuyên dụng. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào các gợi ý sau để biết cách đọc chúng:

  • Nếu trên tụ điện có mã dài bắt đầu bằng các ký tự như “CM” hoặc “DM”, bạn có thể tìm biểu đồ tụ điện quân sự của Hoa Kỳ để biết cách đọc.
  • Nếu trên tụ điện không có mã, nhưng lại có chuỗi các dải màu hoặc dấu chấm màu, bạn có thể tìm mã màu của tụ điện để biết cách đọc thông số tụ điện.

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách đọc tụ điện cơ bản và chi tiết. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ và sử dụng các thông số của tụ điện một cách hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về cách đo và kiểm tra tụ điện, hãy tham khảo các bài viết khác trên website để có thông tin chi tiết hơn.

FEATURED TOPIC

hihi