Timer – Khám phá thiết bị không thể thiếu trong mạch điện!

Timer, bạn đã từng nghe đến thuật ngữ này chưa? Ít khi bạn để ý, nhưng thiết bị này đã hiện diện trong rất nhiều mạch điện quen thuộc. Bạn có biết timer được sử dụng để làm gì không? Trên thực tế, timer còn có tên gọi khác và có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về timer trong bài viết này!

Timer là gì?

Timer là một thiết bị điện tự động phổ biến được sử dụng rộng rãi. Với chức năng đặc biệt, timer giúp giải phóng nhân công và tự động hóa mạch điều khiển. Bạn có thể thấy timer trong nhiều thiết bị công nghiệp hoặc gia đình.

Timer là gì

Ngoài tên gọi quen thuộc là “bộ định thời”, timer còn được gọi là rơ le thời gian, công tắc thời gian, bộ đặt thời gian và nhiều tên gọi khác.

Timer là một thiết bị điều khiển, sau một khoảng thời gian xác định trước, sẽ tự động khởi động hoặc dừng một hệ thống, máy móc hoặc thiết bị. Bạn có thể thấy mô hình timer gần bạn nhất trên chiếc máy quạt trong nhà. Khi bạn đặt thời gian tắt cho máy quạt, bạn đang sử dụng một bộ timer. Sau thời gian đếm ngược, timer sẽ ngắt nguồn cho quạt và làm quạt ngừng hoạt động.

Cấu tạo timer rơ le thời gian

Cấu tạo timer rơle thời gian không quá phức tạp. Timer được kết hợp giữa các tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở và bộ định thời gian (analog hoặc kỹ thuật số).

Hãy nhìn vào hình ảnh minh họa dưới đây để hiểu cấu tạo của bộ định thời timer này!

Nguyên lý hoạt động timer

Nguyên lý hoạt động của relay timer có hai trường hợp riêng biệt, phụ thuộc vào hoạt động của bộ định thời. Đó là:

Timer on delay

Trong trường hợp này, khi cuộn dây được cấp nguồn, các tiếp điểm trên timer sẽ:

  • Tiếp điểm không định thời sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.
  • Tiếp điểm định thời sẽ không đóng lại ngay như tiếp điểm không định thời, mà sẽ đóng lại sau một khoảng thời gian được cài đặt và duy trì trạng thái đó.

Khi ngắt nguồn điện cho bộ định thời timer, toàn bộ các tiếp điểm sẽ quay về trạng thái ban đầu.

Off delay timer

Trái ngược với timer on delay, trong trường hợp này khi cuộn dây được cấp điện, các tiếp điểm trên timer sẽ:

  • Tiếp điểm không định thời sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.
  • Tiếp điểm định thời sẽ đóng lại và duy trì trạng thái đóng như các tiếp điểm trên.

Khi ngắt nguồn cấp cho cuộn dây, các tiếp điểm không định thời bị ngắt, nhưng các tiếp điểm định thời vẫn hoạt động cho đến một khoảng thời gian được đặt trước sau đó mới ngắt.

Ví dụ, trong mạch điều khiển đèn chiếu sáng hành lang, khi bạn đặt thời gian định thời, đèn sẽ tự động tắt sau 1 phút. Khi có người đi đến, cảm biến sẽ kích hoạt bộ timer hoạt động, bộ timer làm cho đèn sáng và bắt đầu đếm thời gian, khi hết 1 phút, đèn sẽ tự động tắt.

Ví dụ timer điều khiển đèn

Phân loại rơ le thời gian

Hiện tại, trên thị trường có hai loại timer định thời khác nhau dựa trên công nghệ chế tạo:

Timer analog

Timer analog là bộ đếm thời gian bằng tay, với thiết kế cơ học và kim chỉ thời gian. Bạn có thể đặt nhiều khoảng thời gian bật/tắt trong ngày hoặc giới hạn thời gian hoạt động tối đa là 60 phút.

Timer dạng analog

Với cơ chế đảm bảo mạch sẽ được cắt hoàn toàn theo thời gian quy định, timer analog là lựa chọn phổ biến trong việc điều khiển đèn chiếu sáng, quạt trần, thiết bị gia dụng và nhiều ứng dụng khác.

Timer kỹ thuật số

Timer kỹ thuật số cho phép lập trình thiết lập công tắc bật/tắt theo những thời điểm cụ thể. Chúng có tính năng tương tự timer analog, nhưng có thể lên lịch hoạt động trong hơn một ngày.

Timer kỹ thuật số

Ngoài ra, còn có các bộ timer kỹ thuật số “thông minh” cho phép bạn sử dụng điện thoại thông minh để điều khiển timer từ xa, bật/tắt đèn và nhiều chức năng khác. Chúng cũng có thể kết nối với các trợ lý ảo như Alexa hoặc Google Home để điều khiển bằng giọng nói.

Timer kỹ thuật số dần được sử dụng thay thế timer analog nhờ độ chính xác cao và tính năng nâng cao.

Sơ đồ chân rơ le thời gian timer

Hình ảnh bên dưới minh hoạ cho sơ đồ chân của một thiết bị timer relay thời gian thực tế. Timer thường có nhiều tiếp điểm thường đóng/ mở, cho phép thiết kế nhiều mạch điện cho ứng dụng khác nhau.

Sơ đồ chân relay thời gian

Công dụng của timer

Timer là một thiết bị điện hữu ích cho các mạch cần tự động điều khiển. Chúng giúp giải quyết các bài toán thiếu nhân sự trong việc đóng cắt cho thiết bị hoặc hệ thống hoạt động.

Ví dụ:

  • Mạch định thời điều khiển chiếu sáng.
  • Mạch định thời điều khiển máy bơm nước trong đời sống dân dụng, nuôi trồng thuỷ hải sản, hệ thống tưới tiêu tự động và nhiều ứng dụng khác.

Ứng dụng timer điều khiển motor bơm nước

Tóm lại, timer là một thiết bị rơle cơ bản nhưng có chức năng định thời tiên tiến. Với độ chính xác cao và tính đơn giản, timer ngày càng góp phần cho việc tự động hóa mạch điện đơn giản mà không cần đến các thiết bị lập trình thông minh và đắt tiền khác như PLC hay vi điều khiển.

FEATURED TOPIC

hihi