9 Mẫu bảng kế hoạch công việc cá nhân, tuần, tháng trên Excel

Bảng kế hoạch công việc rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, giúp bạn dễ dàng hoàn thành những công việc đã đề ra. Bạn đang gặp khó khăn khi lập bảng kế hoạch? Hãy cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu những mẫu kế hoạch công việc cá nhân bằng excel chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. [TẢI MIỄN PHÍ] 9 Mẫu bảng công việc cá nhân, tuần, tháng trên Excel chi tiết kèm công thức cụ thể

Để có bảng kế hoạch công việc cá nhân, tuần, tháng, bạn có thể tạo trên Excel. Dưới đây là một số mẫu mà Vinacontrol CE Hồ Chí Minh muốn chia sẻ. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình mẫu bảng kế hoạch phù hợp nhé.

1.1. Mẫu bảng kế hoạch công việc cá nhân

Với mỗi một công việc, vị trí và chức vụ khác nhau, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một mẫu kế hoạch làm việc cá nhân phù hợp. Việc duy trì thực hiện những kế hoạch công việc cá nhân mỗi ngày sẽ giúp bạn quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn.

Mẫu bảng kế hoạch cá nhân hàng ngày cho phép cá nhân thực hiện các công việc với những hạng mục như: thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành công việc và đánh giá chất lượng công việc. Bạn có thể tham khảo một số mẫu kế hoạch công việc bằng excel dưới đây:

Bảng kế hoạch công việc cá nhân - mẫu 1

TẢI MIỄN PHÍ: BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC CÁ NHÂN MẪU 1

Bảng kế hoạch công việc cá nhân - mẫu 2

TẢI MIỄN PHÍ: BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC CÁ NHÂN MẪU 2

1.2. Mẫu bảng kế hoạch công việc tuần

Nếu bạn muốn thực hiện và theo dõi những công việc dài hạn thì việc lập bảng kế hoạch công việc tuần là sự lựa chọn hoàn hảo. Một bảng kế hoạch làm việc trong 1 tuần yêu cầu bạn điền chi tiết tên công việc, thời gian làm cũng như kết quả. Ngoài ra, bạn còn phải cập nhật thêm những việc chưa làm được và hướng giải quyết.

Cùng tham khảo một số mẫu lập kế hoạch công việc theo tuần dưới đây:

Bảng kế hoạch công việc tuần - mẫu 1

TẢI MIỄN PHÍ: MẪU BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC TUẦN SỐ 1

Bảng kế hoạch công việc tuần - mẫu 2

TẢI MIỄN PHÍ: MẪU BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC TUẦN SỐ 2

1.3. Mẫu bảng kế hoạch công việc tháng

So với hai bảng trên, bảng kế hoạch công việc tháng có độ dài lớn nhất vì chứa nội dung tất cả công việc cần làm trong một tháng. Bảng bao gồm các thông tin sau: hạng mục công việc, chi tiết các công việc, tiến độ thực hiện công việc, chi tiết thời gian bắt đầu và kết thúc công việc,… để mọi người dễ phân loại và theo dõi.

Bảng kế hoạch công việc tháng - mẫu 1

TẢI MIỄN PHÍ: FORM KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC THÁNG SỐ 1

Bảng kế hoạch công việc tháng - mẫu 2

TẢi MIỄN PHÍ: MẪU LẬP KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG SỐ 2

1.4. Mẫu bảng kế hoạch công việc theo danh sách todolist

Mời bạn cùng tham khảo mẫu kế hoạch công việc theo danh sách todolist được giới thiệu dưới đây. Với mẫu kế hoạch này, bạn sẽ kiểm soát công việc dễ dàng và hiệu quả hơn trước rất nhiều.

Mẫu bảng kế hoạch công việc theo danh sách todolist

TẢI MIỄN PHÍ: MẪU BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC THEO TODOLIST

1.5. Mẫu bảng kế hoạch công việc theo bảng Kanban

Bảng Kanban là bảng thể hiện các công việc và các giai đoạn của quá trình làm việc thông qua các thẻ màu khác nhau. Các bảng này thường được chia thành các cột, mỗi cột đại diện cho một giai đoạn trong quá trình làm việc, ví dụ như: đang chờ, đang thực hiện, tạm dừng, đã hoàn thành,…

Việc thể hiện chi tiết các giai đoạn, tiến độ thực hiện công việc thì phương pháp Kanban chính là một phương pháp hoàn hảo, giúp tăng hiệu quả và năng suất công việc. Dưới đây là mẫu bảng kế hoạch công việc theo bảng Kanban, bạn có thể tham khảo.

Mẫu bảng kế hoạch công việc theo bảng Kanban

TẢI MIỄN PHÍ: FORM KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC THEO DẠNG BẢNG KANBAN

1.6. Bảng kế hoạch công việc chi tiết các ngày trong tuần

Với bảng kế hoạch công việc hàng ngày, công việc được làm tại những khung giờ khác nhau trong ngày. Bạn có thể sắp xếp công việc sao cho phù hợp với từng khung thời gian để đạt hiệu quả cao nhất.

Bảng kế hoạch công việc chi tiết các ngày trong tuần

TẢI MIỄN PHÍ: MẪU BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC CHI TIẾT THEO KHUNG THỜI GIAN TRONG NGÀY

2. Vì sao cần lập kế hoạch công việc?

Kế hoạch công việc là bảng biểu thống kê các danh sách công việc cần thực hiện và sắp xếp thời gian cụ thể để thực hiện các công việc đó. Đây là cách để đảm bảo làm việc một cách khoa học, tăng khả năng chủ động trong công việc, từ đó tăng năng suất và hiệu quả công việc. Cụ thể như sau:

  • Giúp bạn đạt được mục tiêu công việc một cách nhanh nhất.
  • Đảm bảo bạn thực hiện các công việc một cách hợp lý và phù hợp.
  • Giúp bạn cải thiện kỹ năng quản lý thời gian.

Như vậy, trong thực tế cho thấy việc lập bảng kế hoạch công việc là rất cần thiết với mỗi cá nhân. Đây là công cụ không thể thiếu giúp đo lường chính xác các bước để đạt được mục tiêu của mình. Từ đó, giúp bạn có thể biết mình đang làm gì và kiểm tra sự tiến bộ của mình trong suốt quá trình thực hiện.

Lập và thực hiện theo kế hoạch công việc giúp cải thiện kỹ năng quản lý thời gian

TÌM HIỂU CHI TIẾT: Kế hoạch là gì? 6 Sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch

3. Những nội dung cần có trong bảng kế hoạch công việc

Trong một bảng kế hoạch công việc chuyên nghiệp cần phải trình bày đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các nội dung cần thiết về công việc để dễ dàng theo dõi và thực hiện. Những nội dung cần phải có là:

  • Thông tin của người lập kế hoạch: Họ tên và chức vụ người thực hiện, phòng ban làm việc, thời gian hoàn thành.
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi công việc.
  • Chi tiết nội dung các công việc cần hoàn thành.
  • Khoảng thời gian dự kiến công việc sẽ được hoàn tất.
  • Mục tiêu chính và mục tiêu nhỏ cần đạt được trong suốt quá trình triển khai kế hoạch.
  • Phương án, phương hướng giải quyết những vấn đề phát sinh.
  • Các ý kiến hỗ trợ cần thiết.

Nội dung trong bảng kế hoạch công việc cần phải trình bày đầy đủ, rõ ràng và chi tiết

ĐỌC THÊM: OKRs là gì? Hướng dẫn cách viết và đánh giá OKR tốt nhất

4. 3 Lưu ý để lập bảng kế hoạch công việc hiệu quả

Để bảng kế hoạch công việc phát huy hiệu quả cao, cá nhân người lập bảng kế hoạch cần lưu ý một số vấn đề sau:

4.1. Đảm bảo yếu tố rõ ràng và tính thực tế cao

Trước tiên, trong một kế hoạch bất kỳ cần phải đảm bảo yếu tố rõ ràng về danh mục các công việc cũng như các mục tiêu và thời gian hoàn thành. Theo đó, các công việc đều phải được phân ra một cách chi tiết và rõ ràng nhất và phù hợp với khả năng của những người thực hiện công việc.

Đặc biệt, bạn cần căn cứ vào thời gian thực tế, ngân sách và các nguồn lực để đưa ra các mục tiêu có tính thực tế và khả thi cao. Các công việc trong bảng kế hoạch phải được giao cho người phù hợp, có khả năng đạt hiệu quả cao và được sắp xếp theo trình tự hợp lý.

4.2. Phân chia công việc hợp lý

Trên thực tế, nhiều người vì muốn đẩy nhanh tiến độ của kế hoạch nên đã sắp xếp các công việc cùng chung một khung giờ. Điều này không những có thể làm chậm tiến độ chung của kế hoạch, mà còn làm phát sinh các vấn để rủi ro khác. Vì vậy, các cá nhân phải biết giãn cách các công việc ra và sắp xếp vào khung giờ hợp lý.

Ví dụ, với các công việc gấp, cần xử lý trước và đã có phương hướng giải quyết thì đẩy về trước. Còn các công việc mà chưa thể giải quyết nhanh chóng thì sắp xếp làm sau. Bạn không nên sắp xếp quá nhiều công việc cùng một khung giờ, sẽ dẫn đến sự sai sót và không thể đạt được hiệu quả cao như mong muốn.

Phân chia công việc hợp lý

4.3. Thêm trường theo dõi kết quả công việc

Trong một bảng kế hoạch công việc hàng ngày, có rất nhiều người tham gia. Vì vậy, để có thể nắm bắt được hiệu quả công việc của những người khác thì một ô để theo dõi, đánh giá công việc là cần thiết.

Hơn nữa, việc thường xuyên theo dõi và cập nhật kết quả công việc sẽ giúp cho những người làm công việc ở phía sau biết rằng kết quả công việc trước đó và mình nên làm gì tiếp theo. Ngoài ra, căn cứ vào kết quả này, người lãnh đạo có thể nhanh chóng đưa ra những giải pháp xử lý những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện công việc

5. 4 Bước xây dựng bảng kế hoạch công việc đơn giản

Lập bảng kế hoạch công việc là một quá trình đòi hỏi càng nhiều chi tiết càng tốt trước khi bạn trình bày với các bên liên quan. Để xây dựng một bảng kế hoạch công việc thật chi tiết và trình bày trước các bên liên quan, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

  1. Bước 1: Xác định khoảng thời gian cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu

    Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng mô hình SMART thông qua các tiêu chí sau:

    • Specific: Xác định các mục tiêu một cách thật rõ ràng và chi tiết.
    • Attainable: Xây dựng mục tiêu mang tính khả thi cao và chắc chắn phải đạt được.
    • Relevant: Đảm bảo mục tiêu là cần thiết đối với kế hoạch và phù hợp với các mục tiêu khác.
    • Measurable: Đảm bảo khả năng đo lường mục tiêu để dễ dàng theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả thực hiện công việc.
    • Time-bound: Chỉ định chính xác một ngày mục tiêu để không bị lạc trong chuỗi các nhu cầu hàng ngày.

Xác định khoảng thời gian hoàn thành các mục tiêu bằng nguyên tắc SMART

  1. Bước 2: Xác định các nguồn lực tài nguyên và tiềm lực tài chính

    Để xác định các nguồn lực hiện tại, các cá nhân cần xác định những vấn đề sau đây:

    • Dự án này bạn cần ngân sách là bao nhiêu?
    • Khoản tài chính đó được phân chia cho ai và bộ phận nào?
    • Dự án có cần sử dụng các công cụ hay phần mềm đặc biệt nào hỗ trợ không?

Xác định tiềm lực tài chính là việc rất cần thiết để xây dựng bảng kế hoạch công việc

  1. Bước 3: Phân bổ người thực hiện công việc

    Để đảm bảo mọi mục tiêu đều được hoàn thành một cách nhanh chóng thì việc phân bổ, chỉ định người thực hiện công việc rất quan trọng. Các cá nhân cần giảm thiểu sự nhầm lẫn vai trò giữa các thành viên. Mỗi thành viên sau khi nhận nhiệm vụ phải nắm rõ được công việc và trách nhiệm của mình đối với công việc đó.

  2. Bước 4: Triển khai kế hoạch

    Khi bạn đã chuẩn bị tốt các nhân lực và nguồn lực khác thì có thể bắt tay vào triển khai kế hoạch của mình. Để kiểm soát tối ưu tiến độ các đầu việc, bạn có thể tạo ra một bảng theo dõi bằng Excel hoặc file word. Đây được xem là một giải pháp hợp lý, đem lại hiệu quả cao và hiện nay đang được các cá nhân và tổ chức áp dụng rộng rãi.

Như vậy, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh đã giới thiệu đến bạn các mẫu bảng kế hoạch công việc cũng như đưa ra lợi ích, vai trò của một bảng kế hoạch chi tiết. Hy vọng với những nội dung trên, người dùng có thể áp dụng thành công cho việc lập kế hoạch công việc cá nhân của mình và có được một bảng kế hoạch hiệu quả nhất!

ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

  • 18 Bảng đánh giá nhân viên theo tháng, năm, ngành nghề chi tiết
  • [TẢI MIỄN PHÍ] 15 Mẫu đơn xin nghỉ việc chi tiết, chuyên nghiệp
  • BSC là gì? | 4 thước đo BSC quan trọng và hiệu quả
FEATURED TOPIC

hihi