Tìm hiểu chi tiết về sơ đồ mạch đèn bật tắt khi trời sáng tối

Bạn đã bao giờ quên tắt đèn khi ra khỏi nhà? Hoặc bạn muốn tiết kiệm tiền điện hiệu quả? Nếu câu trả lời là có, thì thiết bị tự động bật tắt là một giải pháp tiện lợi dành cho bạn. Thiết bị này được hình thành từ sơ đồ mạch đèn bật tắt khi trời sáng tối. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sơ đồ mạch đèn và các ứng dụng phổ biến qua bài viết dưới đây.

Các linh kiện thiết yếu của mạch điện

Muốn mạch điện hoạt động, khi thiết kế mạch điện bạn cần đảm bảo có đầy đủ các linh kiện thiết yếu như sau:

  • Biến quang
  • Biến trở
  • Rơle
  • Điện trở
  • Tụ điện.

Mạch đèn tự sáng là gì?

Đèn tự sáng là thiết bị thông minh tự động chiếu sáng khi nhận được tín hiệu chuyển động của con người và tự động tắt khi không còn cảm nhận được chuyển động trong phạm vi hoạt động của mắt cảm ứng.

Đèn tự động sáng có cấu tạo gồm ba bộ phận chính: bộ phận cảm ứng hồng ngoại, mạch đèn tự sáng và bóng đèn 220V. Trong đó, mạch đèn tự sáng là bộ phận chính của đèn tự phát sáng.

Tìm hiểu về loại mạch đèn tự động sáng

Nguyên lý hoạt động mạch đèn tự sáng khi người dùng IC số

Mạch đèn tự sáng cấu tạo gồm: khối nguồn, mạch tạo trễ, mạch điều khiển relay công suất. Sau đây là đặc điểm của từng bộ phận của đèn tự sáng dùng IC số.

Bộ phận Đặc điểm
Khối nguồn Được cấp điện áp 220V AC sau đó chuyển thành điện 12V DC thông qua bộ nguồn tụ, rồi chuyển thành 5V DC thông qua ổn áp 7805.
Mạch tạo trễ Được gắn cảm biến hồng ngoại để phát hiện chuyển động. Cảm biến hồng ngoại nối với bộ định thời gian timer được gắn với tính năng cài đặt lại thời gian qua hai transistor. Khi cảm nhận được tín hiệu chuyển động lần thứ nhất, bộ định thời gian timer đầy, mạch được kích hoạt tạo ra xung A. Khi cảm nhận được tín hiệu chuyển động lần thứ hai, bộ định thời gian timer được giải phóng thông qua 2 transistor, tạo ra điện xung B.
Mạch điều khiển relay công suất Nhận xung A để bật đèn sáng, nhận xung B để tắt đèn.

Sơ đồ mạch đèn bật tắt khi trời sáng tối chi tiết

Sơ đồ mạch điện lắp đèn tự động bật, tắt khi trời sáng, tối

Công dụng đèn tự động bật tắt

Những chiếc đèn tự động bật tắt đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, bởi đèn mang đến những công dụng hữu ích như:

  • Đèn tự động bật tắt giúp con người không phải tốn công sức thao tác cũng như góp phần tạo ra không gian sống đơn giản, tiện nghi và hiện đại.
  • Ưu điểm lớn nhất của đèn tự động bật tắt là việc tiết kiệm điện năng. Bởi ngay khi mắt quét nhận dạng thấy không còn người đang hoạt động, đèn sẽ tự động ngắt toàn bộ. Điều này giúp cho các hộ gia đình tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng. Ngoài ra đối với hệ thống đèn đường, nếu sử dụng loại đèn tự tắt cũng sẽ tránh lãng phí một lượng lớn điện năng khi không cần thiết.
  • Ứng dụng đèn tự động bật tắt sẽ cực kỳ hữu ích đối với các gia đình có người già và trẻ nhỏ, họ sẽ không phải di chuyển tới vị trí công tắc khi muốn tắt đèn, đặc biệt an toàn khi di chuyển giữa các khu vực, các tầng trong ngôi nhà.

Ứng dụng phổ biến của mạch đèn bật tắt khi trời sáng tối

Đèn ngủ

Với những chiếc đèn ngủ thông thường bạn cần phải bật, tắt, cần không gian cho ổ điện và công tắc. Khi sử dụng đèn cảm ứng bạn sẽ hoàn toàn bỏ được những bất tiện trên. Đồng thời, việc sử dụng đèn có thể tự động bật tắt làm đèn ngủ cũng sẽ giúp cuộc sống của bạn đơn giản và tiện lợi.

Đèn đường

Việc sử dụng ứng dụng đèn tự động bật tắt cho hệ thống đèn ở khu vực công cộng, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông giúp cho người dân có thể đi lại dễ dàng. Đồng thời đây cũng là phương pháp nhằm tiết kiệm nguồn điện năng tiêu thụ và ngân sách nhà hàng nước.

Đèn đường tự động sáng nhờ có mạch đèn bật tắt

Đèn làm vườn

Đèn làm vườn được sử dụng cực kỳ phổ biến tại các nông trường hay trang trại lớn, họ cần dùng đèn để thắp sáng cho những loại cây cần nguồn sáng khi đêm về. Khi sử dụng đèn tự động sáng sẽ hạn chế trường hợp người nông dân quên bật đèn sẽ cản trở khả năng phát triển của cây trồng và giảm năng suất cây trồng.

Đèn hành lang

Khu vực hành lang là khu vực mà thường xuyên có người qua lại do đó đèn ở khu vực này được bật tắt khá là thường xuyên tuy nhiên không thể tránh khỏi những trường hợp quên chưa tắt hoặc đi vội không tắt.… Khi ấy sử dụng đèn tự động bật tắt sẽ thực sự là giải pháp hoàn hảo cho mọi tình huống.

Đèn hành lang tự động bật tắt khi di chuyển

Các loại đèn tự sáng phổ biến

Đèn tự sáng đang ngày càng phổ biến hơn, dưới đây là bốn loại đèn tự sáng được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

  • Đèn cảm ứng hiện diện: là loại đèn sử dụng công nghệ cảm biến nhận diện. Khi có người xuất hiện tại vùng cảm biến, đèn sẽ phát sáng liên tục và chỉ tắt khi con người đi ra khỏi vùng cảm biến.
  • Đèn cảm ứng hồng ngoại: là đèn sẽ tự động chiếu sáng nếu phát hiện có người di chuyển đang di chuyển tới khu vực mà đèn có thể cảm biến. Ngoài ra loại đèn này còn có thể phát huy công dụng hiệu quả trong điều kiện không gian thiếu ánh sáng, ánh sáng quá kém.
  • Đèn cảm ứng âm thanh: đèn hoạt động dựa trên bộ cảm âm, ví dụ như đèn điều khiển bằng giọng nói, đèn nháy theo nhạc.
  • Đèn cảm ứng ánh sáng: nếu trời tối, đèn sẽ tự động bật và ngược lại, khi trời sáng sẽ tự động tắt.

Một số loại đèn tự động bật tắt hiện nay

12 bước làm mạch đèn tự sáng khi có người

Bước 1: Gắn linh kiện theo thứ tự

Để đảm bảo đèn sau khi lắp có thể hoạt động bình thường, bạn cần lắp đặt theo đúng thứ tự: điện trở 1k (gồm 7 điện trở có màu nâu, đen, đỏ) → điện trở 1M ôm (màu nâu, đen, lục) → điện trở 10k (gồm 2 điện trở màu nâu, đen, cam) vào mạch.

Bước 2: Gắn Điốt đúng chiều

Sau khi gắn xong các linh kiện ở bước 1, bạn cần tiến hành gắn điốt. Bạn sẽ cần gắn 5 điốt 1n4007 màu đen và diode zener 12V 0.2W và mạch điện theo đúng chiều của anot và catot.

Bước 3: Gắn đèn LED

Tương tự, đối với 3 đèn LED bạn cũng cần gắn đúng chiều của anot và catot.

Gắn đèn LED đúng chiều

Bước 4: Gắn tụ chống nhiễu

Tiếp đó, gắn 2 tụ chống nhiễu 104 vào mạch.

Bước 5: Gắn tụ hóa

Bạn cần lắp bộ tụ hóa bao gồm 1 tụ hóa 25V và 2 tụ hóa 16V lên mạch.

Bước 6: Gắn transistor A1015 và C1815

Để đảm bảo không có sai sót, bạn cần quan sát bản vẽ đúng và gắn transistor A1015, transistor C1815 theo chiều trong bản vẽ.

Bước 7: Gắn IC

Khi gắn IC bạn cần gắn lần lượt theo thứ tự: gắn đế IC → gắn IC lên đế IC vừa gắn trên mạch → gắn đế IC 8 chân → gắn IC 8 chân lên đế IC vừa gắn→ gắn IC ổn áp 7805 trực tiếp lên mạch.

Bước 8: Gắn biến trở nút 100k

Bước 9: Gắn điện trở 10 ôm 2w

Điện trở 10 ôm 2w

Bước 10: Gắn relay 5 chân 12v

Bước 11: Gắn tụ thường 1uF (105)/630V

Bước 12: Gắn thêm Terminal nguồn

Bước 13: Bẻ chân linh kiện và cắt, hàn

  • Tiến hành bẻ linh kiện, tránh làm rơi linh kiện ra khỏi mạch.
  • Cắt chân linh kiện và để dư khoảng 1 đến 1.5mm.
  • Sử dụng chì hàn để hàn lại các mạch.

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng đèn bật tắt

Để lắp đặt và sử dụng đèn tự động rất đơn giản, đầu tiên bạn cần cấp nguồn và đấu nối dây thiết bị. Tiếp đến, bạn lắp các thiết bị vào vị trí mong muốn rồi cho thiết bị gia nhập vào mạng. Sau đó, cài đặt các tính năng thông minh của đèn là hoàn tất quá trình lắp đặt đèn bật tắt.

Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng và ứng dụng tuyệt vời của sơ đồ mạch đèn bật tắt khi trời sáng tối vào cuộc sống con người. Mong rằng với những hướng dẫn chi tiết về sơ đồ, bạn dễ dàng lắp đặt và sở hữu thiết bị đèn bật tắt thông minh tại nhà. Chúc bạn thành công!

FEATURED TOPIC

hihi