Rơ Le – Phần Thiết Bị Quan Trọng trong Công Nghiệp

Việc chuyển đổi dòng điện nhỏ ở đầu vào thành dòng điện cao ở đầu ra không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, điều này là cần thiết để vận hành hiệu quả nhiều loại thiết bị và phương tiện tiêu chuẩn. Nhiều mạch đạt được những chuyển đổi này thông qua việc sử dụng rơ le – thứ không thể thiếu trong tất cả các loại thiết bị điện tử.

Rơ le là gì?

Rơ lecông tắc điện sử dụng điện từ để chuyển đổi các kích thích điện nhỏ thành dòng điện lớn hơn. Những chuyển đổi này xảy ra khi đầu vào điện kích hoạt nam châm điện để hình thành hoặc phá vỡ các mạch hiện có.

Bằng cách tận dụng các đầu vào yếu để cấp dòng mạnh hơn, rơ le hoạt động hiệu quả như một công tắc hoặc một bộ khuếch đại cho mạch điện, tùy thuộc vào ứng dụng mong muốn.

ro le la gi

Tại sao phải sử dụng rơ le?

Rơ le là thành phần linh hoạt cao, có hiệu quả tương đương trong các mạch phức tạp cũng như trong các mạch đơn giản. Chúng có thể được sử dụng thay cho các dạng công tắc khác hoặc chúng có thể được thiết kế đặc biệt dựa trên các yếu tố như cường độ dòng điện yêu cầu.

role dong

Ứng dụng của rơ le trong đời sống

Rơ le không chỉ giới hạn phải một đầu vào tương ứng với một đầu ra mà cơ có thể sử dụng với một đầu vào để kích có thể sử dụng với nhiều thiết bị đầu ra. Ngoài ra, rơ le có thể được sử dụng kết hợp với nhau để thực hiện các chức năng các cổng logic. Ta có thể sử dụng các thiết bị làm chức năng của cổng logic, nhưng có thể tiết kiệm chi phí hơn khi thực hiện bằng cách sử dụng rơ le.

ro le duoc noi theo logic

Một số rơ le có thể thực hiện nhiều chức năng tiên tiến hơn các linh kiện điện tử như Rơ le định thời gian đóng mở chỉ cho phép hệ thống được kích trong thời gian nhất định hay chạy trong thời gian nhất định.

Ưu điểm của rơ le

Rơ le có thể ứng dụng trong cả nhưng mạch không yêu cầu chuyển tiếp mà vẫn mang lại lợi ích. Rơ le có thể làm giảm chi phí, không gian về hệ thống dây và công tắc trong tủ điện có dòng cao. Do đó, trong các hệ thống tủ điện ngày này, rơ le được sử dụng nhiều để giảm chi phí và không gian. Ngoài ra, chúng ta có thể lắp thể nhiều tính năng hơn trong cùng một không gian.

ro le trong tu dien cong nghiep

Nguyên lý hoạt động của rơ le

Rơ le có rất nhiều loại khác nhau về kích thước, công suất và cách sử dụng tương ứng nhưng chúng điều hoạt động dựa trên nguyên lý chung là một mạch được kích bởi một nguồn khác. Cách thức cụ thể thường phụ thuộc vào mục đích sử dụng rơ le thường mở (NO) hay thường đóng (NC).

cau truc cua ro le

Rơ le thường mở

Rơ-le thường mở có nghĩa là ở mạch được kích thì ở vị trí ngắt dòng qua nó. Trong rơ-le thường mở, sẽ có một đầu vào cấp nguồn cho lõi nam châm điện hút thanh sắt tiếp điểm về phía nó nên rơ-le lúc đó sẽ chuyển đổi trạng thái từ mở sang đóng và cho dòng điện chạy qua. Ngoài ra, vì có lò xo được gắn vào tiếp điểm để khi ngắt nguồn cấp rơ-le sẽ chuyển trở lại trạng thái ban đầu.

role thuong mo

Rơ le thường đóng

Rơ-le thường đóng có nguyên lý hoạt động giống với rơ-le thường mở nhưng chỉ khác ở vị trí ban đầu của rơ-le thường đóng là luôn ở vị trí đóng nên khi được kích mạch được kích sẽ chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở.

role thuong dong

Cách xác định rơ le bị lỗi

Mặc dù là thiết bị điện có độ tin cậy cao nhưng vẫn sẽ xảy ra lỗi khi sử dụng. Do đó, chúng ta cần biết cách xác nhận lỗi thường bằng sử dụng đồng hồ vạn năng. Trước khi kiểm tra lỗi cần biết đầu ra của các chân rơ-le. Các bước kiểm tra lỗi như sau:

  • Kiểm tra điện áp tại điểm mà rơ-le cắm vào. Nếu không có, hãy kiểm tra cầu chì hoặc công tắc xem có bị hư hỏng không.

  • Nếu có điện áp tại điểm kết nối, hãy sử dụng chức năng đo thông mạch trên đồng hồ vạn năng để đảm bảo nối đất tốt ở phía được kích của rơ-le.

  • Nếu đã kiểm tra ở bước 1 và 2 mà không có lỗi, thì hãy xem thử có điện áp qua cuộn nam châm điện không. Nếu không thì có thể đã có hiện tượng ngắt mạch.

  • Cuối cùng, sử dụng chức năng thông mạch của đồng hồ vạn năng để đo có dòng điện qua relay với thiết bị được nối với rơ-le không. Nếu bình thường thì chúng ta nên thay rơ-le mới.

Các loại rơ-le mở rộng thông dụng

Rơ-le định thời gian đóng mở

Rơ-le định thời gian đóng mở thường được sử dụng trong các thiết bị cần tắt hay mở một thiết bị sau một khoảng thời gian cụ thể. Hầu hết các rơ-le định thời gian đóng mở được chia thành 2 loại lớn:

+Bộ định thời gian mở bắt đầu tính thời gian khi đầu vào được áp dụng, cấp nguồn cho mạch thứ hai sau một thời gian chờ đã đặt. Điều này có thể được sử dụng để ngăn chặn nguồn điện của nhiều thành phần, ngăn chặn sự cố điện áp hoặc cho các ứng dụng như hệ thống cảnh báo và cảnh báo.

  • Khi rơ-le đã được kích thì bộ định thời gian đóng sẽ vào trạng thái chờ. Cho đến khi rơ-le bị ngắt thì bộ định thời gian đóng sẽ bắt đầu kích giữ cho mạch được kích hoạt động một khoảng thời gian nhất định rồi mới ngắt hoàn toàn.

ro le thoi gian

Ngoài ra, có các kiểu rơ-le được kích dựa nhiều kiểu khởi động và độ trễ khác nhau cũng như có thể lặp lại một hay nhiều lần. Điều này giúp cho việc khởi động đèn xe có thể thay đổi với nhiều kiểu khác nhau như nhấp nháy đèn xe,..

Rơ le tuần tự

Rơ-le tuần tự có thể được sử dụng để cấp nguồn cho nhiều thành phần lần lượt, thường là theo một thứ tự đã định. Một ứng dụng phổ biến cho loại rơ-le này liên quan đến việc cấp nguồn cho nhiều hệ thống hoặc bộ đèn cái khác, chẳng hạn như trong đèn đường băng hoặc trình tự cung cấp điện.

ro le tuan tu thoi gian

Rơ le ô tô

Rơ-le ô tô cũng giống như các rơ-le trên nhưng được sử dụng chuyên dụng trong lĩnh vực ô tô nhằm cải tiến hệ thống hay tiện ích của ô tô. Rơ-le cấp nguồn cho hệ thống của ô tô như van khí, đèn pha, cần gạt nước, chiếu sáng nội thất, hệ thống báo động và hệ thống cảnh báo nguy hiểm.

Từ bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về rơ le trong công nghiệp. Hy vọng bạn đã học thêm nhiều điều mới và thú vị về thiết bị quan trọng này.

FEATURED TOPIC

hihi