Mạch tạo sóng đa hài NPN

Đôi khi, đã có kiến thức cơ bản về điện tử nhưng vẫn gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử có tính ứng dụng thực tế. Một ví dụ là mạch tạo sóng đa hài. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mạch đa hài NPN – một mạch đơn giản nhưng rất thú vị. Dưới đây là sơ đồ mạch.

Mạch đa hài NPN

Các linh kiện mấu chốt trong mạch cần phải hiểu

Transistor NPN

Trong mạch này, chúng ta sử dụng transistor NPN có tên là BC547. Hãy xem sơ đồ chân của transistor này:

(transistor image)

Đơn giản chỉ cần hiểu rằng, transistor NPN hoạt động khi điện áp tại cực B lớn hơn tại cực E và lớn hơn ít nhất khoảng 0.6V (tùy loại transistor NPN, có loại chỉ cần lớn hơn 0.3V). Khi transistor hoạt động (tức là VBE > 0.6V), dòng điện có thể đi từ cực C xuống cực E (nhưng sẽ không đi theo chiều ngược lại). Nếu VBE < 0.6V, thì giữa 2 cực C và E không được nối thông nhau, dòng điện không thể đi qua giữa 2 cực C và E.

Điện trở

Điện trở được sử dụng để cản trở dòng điện chạy qua dây dẫn. Hãy tham khảo cách đọc giá trị điện trở tại đây.

Tụ điện hoá

Tụ điện hoá là tụ điện có sự phân cực âm dương. Khi có dòng điện đi vào các bản tụ, sẽ có sự tích trữ năng lượng. Để tránh tụ bị nổ, điện áp tại bản cực dương luôn phải lớn hơn bản cực âm.

Nguyên lý hoạt động của mạch đa hài NPN

Mạch đa hài NPN

Giai đoạn 1

Khi mới cấp nguồn, tất cả các bản tụ của C1 và C2 đều được nạp điện. Một trong hai transistor Q1 hoặc Q2 sẽ được kích hoạt trước (vì dù hai transistor cùng một loại nhưng không giống nhau hoàn toàn, sẽ có con transistor này nhạy hơn con kia). Giả sử Q1 nhạy hơn, nghĩa là Q1 có Vbe lớn hơn hoặc bằng 0.6V (do điện áp tại cực B của Q1 tăng từ 0 đến 0.6V, khi điện áp ở đây bằng 0.6V thì cực âm của tụ C1 vẫn đang được nạp). Khi Q1 hoạt động, dòng điện có thể đi từ cực C xuống cực E và tiếp tục xuống mass, đèn led D2 sáng. Đầu cực dương của tụ C2 không được nạp điện do dòng điện chỉ đi xuống mass. Đồng thời, vì Q2 không dẫn (không hoạt động), đèn led D1 không sáng. Cực dương của tụ C1 sẽ được nạp điện nhưng không nạp được nhiều vì dòng điện lúc này chủ yếu chạy về mass. Tương tự, cực âm của tụ C2 cũng không nạp được nhiều. Khi Q1 ngưng hoạt động (tức là điện áp tại cực B giảm từ 0.6V về 0V), đèn led D2 tắt, chúng ta tiến vào giai đoạn 2.

Giai đoạn 2

Q1 ngưng hoạt động, cực âm C2 được nạp điện áp thông qua dòng điện đi qua điện trở R1. Khi giá trị nạp đạt 0.6V, Q2 dẫn (do VBE >= 0.6V), cực C của Q2 kết nối với cực E xuống mass, đèn led D1 sáng. Cực dương của tụ C1 xả điện, cực dương của tụ C2 được nạp điện vì Q1 không dẫn. Quá trình này lặp đi lặp lại, tạo ra một mạch đa hài với dạng sóng điện áp như hình dưới:

(sóng điện áp image)

Nếu bạn đang cần gia công mạch điện tử và không biết nơi nào uy tín, chất lượng, hãy để Điện Tử Tương Lai hỗ trợ bạn!

FEATURED TOPIC

hihi