Cách kiểm tra transistor sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến transistor bị chập, cháy, hoặc không hoạt động. Vì vậy, việc kiểm tra transistor công suất trong mạch là rất quan trọng để nhận biết vấn đề của mạch điện và đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng chi tiết.

Nguyên nhân dẫn đến transistor bị hỏng

Transistor là loại linh kiện bán dẫn chủ động không thể thiếu trong cấu trúc mạch của các thiết bị như máy tính hay máy ghi âm. Nó giúp khuếch đại, điều chỉnh điện áp, tín hiệu và tạo ra dao động. Tương tự như diode, transistor cũng được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện.

Transistor có thể hỏng do nhiều nguyên nhân, ví dụ như nhiệt độ và độ ẩm, đo điện áp nguồn tăng cao, chất lượng của transistor kém, hoặc do quá trình sử dụng. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra transistor sống hay chết để đánh giá chi tiết và thực hiện sửa chữa hoặc thay mới khi cần thiết.

Cách xác định chân transistor bằng đồng hồ vạn năng

Trước khi kiểm tra transistor bằng đồng hồ số, bạn cần biết cách xác định chân transistor. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình kiểm tra transistor sống hay chết.

Mỗi transistor được thiết kế với 3 chân là b, c, e. Để xác định chân transistor, bạn cần biết đâu là chân b, chân c và chân e của linh kiện này. Dưới đây là hướng dẫn xác định chân transistor bằng đồng hồ vạn năng từ hiokivn.com:

Bước 1: Chọn thang đo trên đồng hồ vạn năng là mức điện trở x 1 Ohm.

Bước 2: Thực hiện đo ngẫu nhiên 3 cặp đối với transistor, sau đó đảo chiều lại phần que đo.

Bước 3: Ghi nhớ giá trị 2 cặp chân đã đo được, hai cặp chân phải có cùng giá trị. Khi đó, bạn sẽ nhìn thấy 2 cặp chân đó có một chân chung. Đó là chân B của transistor. Có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Chân chung là chân có que đo màu đen của đồng hồ vạn năng tiếp xúc lên chân B. Que màu đỏ của đồng hồ đặt và đo 2 chân còn lại của transistor. Hai chân này sẽ có giá trị ohm bằng nhau. Khi đó, bạn đã xác định được đó là transistor NPN – bóng ngược.

Trường hợp 2: Khi bạn dùng que đo màu đỏ để xác định chân chung, bạn tiếp tục dùng que đo màu đen để đo hai chân còn lại (que đỏ vẫn được đặt tại chân B). Trong tình huống này, giá trị giữa các chân của transistor bằng nhau, đó là transistor PNP – bóng thuận.

Sau khi xác định được chân B, bạn có thể thực hiện các bước sau để xác định chân C và E. Chú ý, nên sử dụng đồng hồ vạn năng kim để xác định chân chính xác.

Bước 1: Chuyển thang đo về mức điện trở 10K.

Bước 2: Đo hai chân còn lại. Sẽ có 2 trường hợp khi một chiều kim đồng hồ chỉ giá trị ohm, một chiều kim chỉ về vô cùng. Trường hợp đo và kim chỉ vô cùng sẽ bị loại bỏ.

Bước 3: Chỉ cần kiểm tra ở trường hợp chiều kim chỉ về giá trị ohm. Sẽ xuất hiện hai trường hợp:

Trường hợp 1: Khi bạn xác định transistor là loại NPN, que màu đỏ sẽ là chân C, que đen sẽ là chân E.

Trường hợp 2: Nếu khi xác định là transistor loại PNP, que đỏ sẽ là chân E và que màu đen là chân C.

Chỉ với cách đo xác định chân transistor này, bạn dễ dàng nhận biết các chân của linh kiện. Từ đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp kiểm tra transistor sống hay chết và tiến hành sửa chữa hoặc thay mới.

Cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng

Một transistor được cấu tạo gồm 2 diode ghép lại với nhau. Do đó, cách kiểm tra transistor tương tự như kiểm tra diode. Người thực hiện có thể sử dụng cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ số và kim để thực hiện các phép đo này.

Đối với cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ số, bạn nên đặt thang đo của đồng hồ vạn năng ở khu vực thang đo điện trở và để ở thang đo X10K. Tùy thuộc vào loại transistor ngược và thuận, sẽ có những phương pháp kiểm tra khác nhau.

Phương pháp xác định transistor thuận hay ngược

Có 2 loại transistor là transistor thuận (PNP) và transistor ngược (NPN). Dưới đây là phương pháp kiểm tra transistor ngược và transistor thuận:

Kiểm tra transistor ngược NPN tương tự như kiểm tra hai diode đấu chung cực Anôt. Điểm chung là chân B. Nếu đo từ B sang C và B sang E (que đen vào B), tương đương như đo hai diode thuận chiều. Nếu kim lên, transistor vẫn hoạt động tốt. Trường hợp khác, kim không lên.

Kiểm tra transistor thuận PNP tương tự như kiểm tra hai diode đấu chung cực Katôt. Điểm chung là chân B của transistor. Nếu đo từ B sang C và B sang E (que đỏ vào B), tương đương như đo hai diode thuận chiều. Nếu kim lên, transistor vẫn hoạt động tốt. Trường hợp khác, kim không lên. Nếu thực hiện các thao tác ngược lại, transistor bị hỏng.

Thêm vào đó, có một số phép đo khác để kiểm tra xem transistor còn hoạt động tốt hay không.

Phép đo cho kết quả transistor còn hoạt động tốt

Bước 1: Xác định transistor là loại thuận hay ngược, sau đó đặt thang đo đồng hồ vạn năng ở mức điện trở X1Ω.

Bước 2: Thực hiện 2 phép đo thuận vào BE và BC. Nếu kim đồng hồ lên, transistor vẫn hoạt động tốt.

Bước 3: Thực hiện 2 phép đo ngược chiều vào BE và BC. Nếu kim không lên, transistor vẫn hoạt động tốt.

Bước 4: Thực hiện đo C và E. Nếu kim không lên, transistor vẫn hoạt động tốt.

Sau khi thực hiện các bước này và đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên, bạn có thể kết luận transistor còn hoạt động tốt.

Cách kiểm tra khi transistor bị chập BE, đứt BE, hoặc chập CE

Trường hợp transistor bị chập BE:

Bước 1: Đặt thang đo đồng hồ vạn năng ở mức điện trở X1Ω.

Bước 2: Thực hiện phép đo thuận B và E. Nếu kim chỉ lên max 0Ω, transistor bị chập BE.

Bước 3: Đảo que đo chiều ngược B và E. Nếu kim chỉ lên max 0Ω, transistor bị chập BE.

Trường hợp transistor bị đứt BE:

Bước 1: Đặt thang đo đồng hồ vạn năng ở mức điện trở X1Ω.

Bước 2: Thực hiện phép đo thuận B và E. Nếu kim không lên, transistor bị đứt BE.

Bước 3: Đảo que đo chiều ngược B và E. Nếu kim không lên, transistor bị đứt BE.

Trường hợp transistor bị chập CE:

Bước 1: Đặt thang đo đồng hồ vạn năng ở mức điện trở X1Ω.

Bước 2: Thực hiện phép đo thuận C và E. Nếu kim chỉ lên max 0Ω, transistor bị chập CE.

Bước 3: Đảo que đo chiều ngược C và E. Nếu kim chỉ lên max 0Ω, transistor bị chập CE.

Top đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra transistor nhanh

  • Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253: Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253 có khả năng kiểm tra transistor công suất nhỏ hơn, dòng điện đo 0.5 mA hoặc nhỏ hơn. Với mức giá tham khảo là 5.280.000 đồng, sản phẩm này tích hợp nhiều tính năng đo lường nổi bật và được đánh giá cao trên thị trường.

  • Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281: Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281 là thiết bị kiểm tra transistor từ 0.15 V đến 3 V, giúp bạn trong quá trình kiểm tra transistor. Thiết bị còn tích hợp nhiều chức năng đo lường như dòng điện, điện áp, điện trở, thông mạch, nhiệt độ, điện dung… Với mức giá tham khảo là 9.867.000 đồng, đây là thiết bị cao cấp hỗ trợ đa dạng khả năng đo lường.

  • Đồng hồ vạn năng Hioki DT4252: Đồng hồ vạn năng Hioki DT4252 hỗ trợ kiểm tra transistor từ 0.15 V đến 1.5 V. Với giá tham khảo là 4.510.000 đồng, sản phẩm này tích hợp nhiều chức năng đo lường phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.

Cách kiểm tra transistor sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng đã được trình bày ở trên sẽ giúp bạn thực hiện các phép đo nhanh chóng và chính xác. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy liên hệ với hiokivn.com để được tư vấn và giải đáp.

FEATURED TOPIC

hihi