Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục được quy định như sau:
- Giấy chứng nhận cứu hộ hồ bơi toàn quốc
- Đánh giá học sinh theo Thông tư 22: Chỉ có 2 trường hợp học sinh lưu ban
- Thông tư 30: Đánh giá học sinh tiểu học – Trách nhiệm của Nhà trường
- 3 mẫu Báo giá đẹp và chuyên nghiệp để gửi cho khách hàng
- Thông tư 14/2023/TT-BYT: Hướng dẫn đơn giản quy trình mua sắm trang thiết bị y tế
READ MORE:
1. Lập và trình Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
1.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Mẫu B01-DN)
1.4.1. Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)
1.4.1.4. Hàng tồn kho (Mã số 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị hiện có của hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đến thời điểm báo cáo. Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149.
Bạn đang xem: Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
-
Hàng tồn kho (Mã số 141).
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được luân chuyển trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn và giá trị thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các tài khoản 151 (hàng mua đang đi đường), tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu), tài khoản 153 (công cụ, dụng cụ), tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang), tài khoản 155 (hành phẩm), tài khoản 156 (hàng hoá), tài khoản 157 (hàng gửi đi bán), tài khoản 158 (hàng hoá kho bảo thuế).
- Khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn không thỏa mãn định nghĩa về hàng tồn kho theo Chuẩn mực kế toán thì không được ghi vào chỉ tiêu này mà được ghi vào chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn” – Mã số 241 và chỉ tiêu “Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn” – Mã số 263.
-
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149).
- Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo sau khi trừ số dự phòng giảm giá đã lập cho các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 2294 (dự phòng giảm giá hàng tồn kho), chi tiết dự phòng cho các khoản mục được trình bày là hàng tồn kho trong chỉ tiêu Mã số 141 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (…).
- Chỉ tiêu này không bao gồm số dự phòng giảm giá của chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn.
Tài liệu đính kèm: Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023
1.4.1.5. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị của các tài sản ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo. Đây bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu, giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và tài sản ngắn hạn khác. Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 153 + Mã số 154 + Mã số 155.
-
Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151).
- Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của tài khoản 242 (chi phí trả trước).
-
Xem thêm : Lịch thi chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin khóa cho thí sinh tự do năm 2024
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152).
- Chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ và số thuế giá trị gia tăng còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133 (thuế giá trị gia tăng được khấu trừ).
-
Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 153).
- Chỉ tiêu này phản ánh thuế và các khoản khác phải nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết của tài khoản 333 (thuế và các khoản phải nộp Nhà nước) trên Sổ kế toán chi tiết tài khoản 333.
-
Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 154).
- Chỉ tiêu này phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên mua khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 171 (giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ).
-
Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 155).
- Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các tài sản ngắn hạn khác, như kim khí quý, đá quý (không được phân loại là hàng tồn kho), các khoản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá để bán kiếm lời không được phân loại là bất động sản đầu tư, như tranh, ảnh, vật phẩm khác có giá trị. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của tài khoản 2288 (đầu tư khác).
Tiếp tục đọc: [Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)]
Nguồn: https://cite.edu.vn
Danh mục: Biểu mẫu