Cách miêu tả biểu đồ bằng tiếng Anh chuẩn nhất

Miêu tả biểu đồ bằng tiếng Anh là một dạng đề phổ biến trong bài thi Writing Task 1 IELTS Academic. Mỗi loại biểu đồ có cách mô tả khác nhau. Nắm được ý nghĩa của từng dạng, đặc điểm riêng và cách triển khai ý sẽ giúp hoàn thành bài viết Writing Task 1 trong 20 phút dễ dàng hơn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết biểu đồ bằng tiếng Anh đơn giản và hiệu quả nhất.

Các loại biểu đồ và ý nghĩa

Biểu đồ đường (Line Graph)

Biểu đồ đường diễn đạt sự tăng trưởng, chuyển dịch và xu hướng phát triển theo thời gian của một yếu tố. Dạng này còn được gọi là biểu đồ dây gồm 2 trục Ox và Oy (trục tung và trục hoành), có thể diễn đạt sự phụ thuộc của 1 yếu tố vào 2 yếu tố còn lại.

Với dạng bài này, bạn cần lưu ý 3 điểm sau:

  • Phải mô tả bao hàm hết số lượng đường biểu diễn và thông tin tương ứng trong biểu đồ
  • Chú ý thông tin được cho ở hai trục biểu đồ để xác định đúng nội dung biểu đồ trong bài viết
  • Cần chú ý 3 điểm quan trọng nhất: điểm bắt đầu, kết thúc và các điểm rẽ nhánh (có sự biến động, thay đổi nhiều nhất/ít nhất) để miêu tả được những điểm trọng tâm, nổi bật của biểu đồ
Ví dụ biểu đồ dạng Line graph.
Ví dụ biểu đồ dạng Line graph.

Biểu đồ cột (Bar Chart)

Biểu đồ cột so sánh giá trị các đối tượng theo cùng một tiêu chí. Biểu đồ cột có thể là dạng đứng hoặc dạng ngang nhưng không thay đổi tới việc trình bày và diễn giải số liệu.

Với dạng bài này, bạn cần lưu ý 4 điểm sau:

  • Phân loại và đọc thật kỹ biểu đồ trước khi viết
  • Không nhất thiết phải viết tất cả các giá trị trong biểu đồ
  • Nên chú ý 3 điểm quan trọng: giá tị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và xu hướng liên quan
  • Nên tập trung so sánh các dữ liệu với nhau

Biểu đồ tròn (Pie Chart)

Biểu đồ tròn thường dùng để so sánh các đối tượng cùng biểu thị theo tỷ lệ phần trăm. Khi so sánh các biểu đồ tròn sẽ thấy được sự tăng giảm của từng đối tượng nhưng không thấy được sự thay đổi của tổng thể.

Thông thường, khi viết, bạn cần chú ý đến cả hai dạng: dạng 1 biểu đồ tròn và dạng biểu đồ nhiều hình tròn.

Với dạng 1 biểu đồ tròn, bạn cần lưu ý:

  • Chú ý đến các phần khác nhau trong biểu đồ tròn và miêu tả bao quát
  • So sánh các phần chiếm tỷ lệ đặc biệt như nhiều nhất/ít nhất

Với dạng biểu đồ có nhiều hình tròn, bạn cần lưu ý:

  • Tập trung diễn tả thông tin đặc trưng của mỗi biểu đồ
  • Miêu tả thông tin liên kết giữa hai biểu đồ với nhau (cùng đối tượng, khác thời gian hoặc khác đối tượng, cùng thời gian,…)
  • So sánh sự giống/khác giữa các phần trong biểu đồ và giữa các hình tròn với nhau
Ví dụ biểu đồ dạng Pie chart.
Ví dụ biểu đồ dạng Pie chart.

Bảng (Table)

Bảng cung cấp số liệu cụ thể của từng đối tượng qua nhiều thời điểm. Nhìn vào bảng sẽ so sánh được các đối tượng cũng như sự thay đổi trong từng thời điểm cụ thể.

Vậy khi gặp dạng bảng số liệu, cách nhận xét biểu đồ bằng tiếng Anh có những lưu ý sau:

  • Phân tích 2 chiều ngang và dọc để đối chiếu, so sánh dữ liệu, thông tin với nhau
  • Tập trung vào giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và các xu hướng liên quan
  • Đọc kỹ thông tin, đề mục có trong bảng

Các dạng biểu đồ khác

Ngoài ra, còn một số dạng biểu đồ khác như: bar chart, area chart, donut chart, bubble chart, spider chart, radar chart, scatter chart, comparison chart, stacked bar chart, gauges chart.

Bố cục bài miêu tả biểu đồ bằng tiếng Anh

Trong bài miêu tả biểu đồ bằng tiếng Anh, làm sao để viết một cách hiệu quả nhất? Có 3 phần cần có trong miêu tả biểu đồ bằng tiếng Anh dạng bài 1 biểu đồ.

Introduction

Trong bài miêu tả biểu đồ bằng tiếng Anh, phương pháp viết đoạn Introduction hiệu quả nhất chính là viết lại đề bài (Paraphrasing). Bạn chỉ cần thay đổi một số từ, cụm từ để tạo ra một câu văn mới mà vẫn đảm bảo đầy đủ nghĩa ban đầu. Điều này giúp bạn đi thẳng vào trọng tâm mô tả biểu đồ bằng tiếng Anh và không bị lạc đề trong bài viết.

Các bước như sau:

  • Đầu tiên, thay đổi động từ trong đề bài
  • Tiếp theo, dùng từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt khác để viết lại nội dung chính của đề bài
  • Cuối cùng, thay đổi cụm từ chỉ thời gian trong đề bài

Ví dụ: The line graph below compares the proportion of the population of 4 different countries in Asia living in cities between 1970 and 2020, with projections to 2040.

→The provided line graph illustrates the changes in the urban population percentages of four South East Asian countries, namely the Philippines, Malaysia, Thailand, and Indonesia from 1970 to 2020, with projections up to 2040.

Overview

Overview là phần nêu bật những thay đổi rõ ràng, mang tính tổng quát nhất của biểu đồ. Đây là phần cần viết súc tích, tránh lan man dài dòng. Đoạn Overview đầy đủ thường kéo dài từ 2 – 3 câu. Trong đoạn này, bạn cần trả lời được các câu hỏi:

  • Số liệu nào cao nhất? Số liệu nào thấp nhất?
  • Có điều gì khác đáng chú ý trong biểu đồ, hình vẽ đã cho hay không?

Khi bắt đầu viết đoạn Overview, người học nên ngay lập tức đưa ra câu miêu tả xu hướng chung của biểu đồ, hình vẽ. Cấu trúc cho câu này thường dùng là:

  • Overall, the data indicates that…
  • In general, it can be seen that…

Trên thực tế, không nhất thiết phải bắt đầu đoạn mô tả chung bằng cụm từ Overall/ In general. Nhưng đây là 2 cụm từ hiệu quả giúp báo hiệu cho người đọc biết bài viết đề cập đến vấn đề gì trong đoạn văn này. Sau đó người viết phải chọn lọc được các chi tiết nổi bật nhất trong biểu đồ, hình vẽ để đưa vào đoạn mô tả chung.

Một số “mẹo” đưa câu văn này vào bài viết một cách tự nhiên như:

  • It can be seen that A experienced an upward/downward trend over the period of time.
  • The most dramatic change was seen in…
  • It is noticeable that A accounted for the largest proportion/percentage…
  • In particular, the number/the amount of A saw/witnessed a rise/decline….

Hãy lưu ý, không nên đưa số liệu cụ thể vào phần Overview vì chúng ta sẽ nhắc đến trong phần Body.

Details

Đây là đoạn quan trọng nhất trong bài Writing Task 1 IELTS. Không hề có một cấu trúc cụ thể nào cho phần mô tả chi tiết này, vậy nên tùy vào dạng bài và cách tiếp cận của người viết để quyết định xem có bao nhiêu chi tiết sẽ được triển khai trong bài. Thông thường phần Details này sẽ có 2 đoạn, mỗi đoạn từ 3 – 4 câu.

Cách viết biểu đồ bằng tiếng Anh với các dạng bài có sự thay đổi/xu hướng tăng giảm theo thời gian, người viết có thể sắp xếp các chi tiết theo thời gian để so sánh hoặc sự giống nhau, khác nhau về chuyển động/xu hướng.

Với các dạng bài chỉ có 1 mốc thời gian/không có thời gian, người viết nên nhóm các chi tiết, hạng mục có yếu tố giống nhau vào một đoạn, những điểm nổi trội vào đoạn còn lại.

Đặc biệt, khi triển khai các đoạn văn trong phần Details, bài viết cần nêu được số liệu cụ thể (nếu có), thời gian cụ thể (nếu có) và phải có từ/cụm từ nối giữa các đoạn, các ý.

FEATURED TOPIC

hihi