Điều kiện hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1 cho cá nhân

Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện đó trước khi hoạt động kinh doanh. Trong số đó, một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Lúc này chứng chỉ hành nghề tựa như tấm vé thông hành cho việc thực hiện hoạt động đó một cách hợp pháp. Không ít người trong số chúng ta sẽ cảm thấy rất lạ lẫm với cụm từ “chứng chỉ hành nghề hạng 1”. Vậy chứng chỉ hành nghề hạng 1 này là cái gì? Có bắt buộc không? Tại sao phải cần có nó? Làm thế nào để có được nó?…. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1 là gì?

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1 là bản đánh giá năng lực cá nhân tham gia hoạt động xây dựng được Bộ Xây Dựng công nhận theo nghị định 100/2018/NĐ-CP thay thế, bổ sung nghị định 59/2015/NĐ-CP và thông tư số 08/2018/TT-BXD. Có giá trị 5 năm trên toàn quốc ký hiệu mã chứng chỉ là BXD- số chứng chỉ (ví dụ BXD-0000123).

Như vậy, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nói chung và chứng chỉ hành nghề hạng 1 nói riêng không chỉ là điều kiện để các doanh nghiệp/ tổ chức tham gia hoạt động vào lĩnh vực xây dựng mà nó còn thể hiện quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng chỉ hành nghề hạng 1 được cấp cho những đối tượng nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chứng chỉ hành nghề nói chung và chứng chỉ hành nghề hạng 1 nói riêng được cấp cho những đối tượng sau đây. Đối với mỗi loại chứng chỉ ở cấp hạng khác nhau thì sẽ có những điều kiện riêng cụ thể.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng năm 2014; khoản 1 Điều 44 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2015/NĐ-CP về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như sau:

  • Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh, được tham gia công việc cho các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
  • Đối với cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề.
  • Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Bộ Xây dựng.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 59/2015/NĐ-CP như sau: “Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề.”

Như vậy chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không bắt buộc đối với tất cả mọi người tham gia vào hoạt động xây dựng mà chỉ quy định đối với những trường hợp nhất định theo quy định pháp luật.

Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng bắt buộc theo quy định hiện hành

Theo quy định thì chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm các loại chứng chỉ sau:

  • Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng: địa chất, địa hình, thủy văn.
    • Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng bao gồm: Thiết kết kiến trúc, thiết kế quy hoạch, thiết kế kết cấu dân dụng, công nghiệp. Thiết kế giao thông, thiết kế nông nghiệp phát triển nông thôn, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, thiết kế điện – cơ điện công trình, thiết kế cấp thoát nước.
    • Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng bao gồm: giám sát giao thông, giám sát xây dựng DD&CN, giám sát HTKT, giám sát NN&PTNT, giám sát điện nước, giám sát lắp đặt thiết bị công trình -công nghệ.
    • Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá xây dựng.
    • Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1
Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1 là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 45 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2015/NĐ-CP về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cụ thể là chứng chỉ hành nghề hạng 1 như sau:

“1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

a) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

  • Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;”

Mặt khác theo quy định tại Điều 2 Thông tư 08/2018/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam như sau:

“Chuyên môn đào tạo của cá nhân được xác định là phù hợp khi chuyên ngành hoặc nội dung chương trình đào tạo của cá nhân đó phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau:

  • Đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng
    a) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, trắc địa, bản đồ, xây dựng công trình;
    b) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, xây dựng công trình.
  • Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
  • Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế xây dựng công trình
    a) Thiết kế kiến trúc công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kiến trúc;
    b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình mà trong nội dung chương trình đào tạo có môn học về các loại kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp;
    c) Thiết kế cơ – điện công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;
    d) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế cấp – thoát nước;
    đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình giao thông;
    e) Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình có liên quan đến thiết kế các loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
    g) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các loại công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Đối với lĩnh vực hành nghề giám sát thi công xây dựng
    a) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng khác có liên quan đến xây dựng công trình;
    b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
  • Đối với lĩnh vực hành nghề định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.
  • Đối với lĩnh vực hành nghề quản lý dự án: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến loại dự án, công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1

Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 149 Luật Xây dựng 2014.

Như vậy thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1 là Bộ Xây dựng.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1

Tùy theo mục đích của việc xin cấp chứng chỉ là lần đầu hay xin cấp bổ sung hoặc cấp lại mà hồ sơ sẽ có sự khác nhau, cụ thể hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 55 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

“1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

b) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề.

d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.

đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.

e) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

g) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

  1. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ hành nghề đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ hành nghề thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại.

  1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.

  1. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

b) Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.

Cá nhân thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”.

Quy trình thực hiện xin cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1

Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.

Cách thức nộp:

  • Qua mạng trực tuyến
  • Bưu điện
  • Trực tiếp.

Bước 2: Xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn:

  • 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, xét nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ hành nghề;
  • 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề;
  • 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Như vậy thời hạn c

FEATURED TOPIC

hihi