Nên sử dụng biến tần hay bộ điều khiển VS?

Hiện nay, có nhiều chuyên gia kỹ thuật khuyên rằng sử dụng bộ biến tần thay vì bộ điều khiển VS. Vậy tại sao lại như vậy?

Bộ điều khiển VS là gì?

Bộ biến tần và bộ điều khiển VS là những loại thiết bị phổ biến nhất trong việc điều khiển tốc độ động cơ 3 pha không đồng nhất.

Bộ điều khiển VS

Trong đó, bộ điều khiển VS được áp dụng từ lâu thông qua động cơ VS (VS motor). Đây là động cơ được gắn khớp từ (Magnetic coupling) với khả năng điều chỉnh tốc độ máy công tác. Khớp từ là khớp ly hợp với thao tác “ly” và “hợp” thực hiện thông qua từ trường một chiều của nam châm điện. Tốc độ ở đầu trục máy công tác phụ thuộc vào lực từ trường mạnh hay yếu. Với bộ điều khiển điện áp một chiều được nối với cuộn dây của khớp từ, chúng ta có thể tự ý điều chỉnh tốc độ ra của trục máy công tác.

Tuy nhiên, vì một số lý do dưới đây, các chuyên gia khuyên nên sử dụng biến tần thay vì bộ điều khiển VS:

Nhược điểm của bộ điều khiển VS – động cơ VS:

  • Khi hoạt động, motor không đồng bộ luôn quay với tốc độ định mức dù tốc độ của máy công tác thay đổi. Điều này dẫn đến lãng phí điện năng.

  • Bộ điều khiển động cơ VS không có khả năng bù cho momen khi khởi động và không làm motor khởi động êm.

  • Bộ điều khiển động cơ VS không có khả năng bảo vệ motor và bảo vệ mất pha. Ngoài ra, nó cũng không cải thiện được hệ số công suất motor và khả năng giao tiếp với HMI, PLC chỉ hạn chế.

  • Do phải truyền động thêm một bộ truyền ly hợp, hiệu suất sử dụng hao tổn nhiều.

Tất cả những điều trên đã trở thành lý do mà các kỹ thuật viên chuyên nghiệp khuyên dùng biến tần. Biến tần là sự lựa chọn hàng đầu khi điều khiển tốc độ động cơ 3 pha không đồng bộ và còn có những tính năng vượt trội như:

Biến tần

  • Máy công tác có thể điều chỉnh vô cấp tốc độ làm việc thông qua việc điều chỉnh tốc độ quay motor không đồng bộ, giúp tiết kiệm điện năng và cải thiện hệ số công suất motor.

  • Các biến tần INVT sử dụng linh kiện cao cấp (Đức) nên có thiết kế 2 cấp công suất, có khả năng quá tải cao (180% trong 10s, 150% trong 60s).

  • Có chế độ điều khiển V/F, SVC, VC, Torque.

  • Khởi động motor êm, momen khởi động lớn và có khả năng bù momen là 10%.

  • Biến tần có khả năng thắng động năng và thắng DC.

  • Phát hiện các lỗi như quá áp, thấp áp, mất pha, quá dòng, quá tải motor,… để bảo vệ motor.

  • Khả năng kết nối với máy tính và kết nối song song 2 màn hình hiển thị có thể kéo xa đến 110m.

  • Có những chức năng khác như chạy nhấp, PLC đơn giản, chạy đa cấp tốc độ,…

Nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng biến tần, hãy luôn nghĩ đến việc bảo dưỡng và sửa chữa biến tần để duy trì trạng thái hoạt động tốt. Nếu chưa sử dụng, hãy đề xuất ý tưởng này ngay, chắc chắn bạn sẽ không hối hận.

FEATURED TOPIC

hihi