Rút kinh nghiệm tiết dạy chủ đề – Website Võ Nhật Trường

BIÊN BẢN

Rút kinh nghiệm tiết dạy chủ đề (chuyên đề) và tổng kết chuyên đề theo nghiên cứu bài học

I. Thời gian, địa điểm

  1. Thời gian: 14 giờ 00 phút, ngày tháng năm 201…
  2. Địa điểm:

II. Thành phần tham dự

  1. Đ/c Chức vụ: Tổ trưởng
  2. Đ/c Chức vụ:
  3. Đ/c ….
  4. Cùng các thành viên là

III. Nội dung

  • Dự giờ tiết dạy minh hoạ chuyên đề môn: Toán
  • Người dạy minh hoạ: …… , trường ……..
  • Bài dạy:
  • Ngày dạy:

1. Giáo viên dạy trình bày:
Cô …….nêu lại mục tiêu, cách tiến hành, cảm nhận sau khi dạy, sự hài lòng, những băn khoăn, khó khăn khi thực hiện dạy minh hoạ chuyên đề môn Toán, bài:

a)Mục tiêu

  • Học sinh bước đầu thuộc…..
  • Làm đúng bài tập 1,2,3….
  • Hứng thú học tập, yêu thích môn toán.

b) Những khó khăn khi thực hiện

  • Sau khi hướng dẫn HS ……… tôi phân vân nên hướng dẫn học sinh cứ tiếp tục như thế cho đến hết, hay hướng dẫn hoc sinh tự lâp …… tiếp theo. Cuối cùng tôi đã chọn ý 2 bằng cách hỏi câu hỏi gợi ý từ đó học sinh tự lập thêm ……
  • Qua tiết dạy, bản thân cảm nhận là đã dạy đúng mục tiêu, yêu cầu bài dạy, học sinh hiểu bài.

2. Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm:
a) giáo viên 1

  • Học tập: Đa số học sinh tích cực xây dựng bài, hiểu bài và xây dựng bài tốt, biết trình bày ….., biết thực hiện …
  • Chia sẻ: Ở bài tập 1, với hình thức đó hơi gượng ép vì …., HS hỏi HS trả lời quá nhanh, một số HS yếu theo không kịp phải dừng lại.

b) giáo viên 2

  • Học tập: Học sinh tự tin học tập tốt, nhanh nhẹn và chủ động trong các hoạt động là do GV chuẩn bị chu đáo, bài dạy lôgic đúng đặc trưng bộ môn. GV chững chạc, tự tin.
  • Chia sẻ: Ở kiến thức thành ….. học sinh ít được đọc. Bài tập 1, học sinh thực hiện trò chơi không sôi nổi lắm.

c) giáo viên 3

  • Học tập: Học sinh có được sự thân thiện, gần gũi của giáo viên, được sự quan tâm, hướng dẫn của giáo viên nên các em học tật, hơn nữa do GV có lời nói truyền cảm, gãy gọn nên học sinh dẽ dàng tiếp thu bài học.
  • Chia sẻ: Ở phần hình thành kiến thức mới, học sinh chưa được cùng thao tác với giáo viên. Để các em cùng tham gia xây dựng …. nên cho học sinh thao tác trên đồ dùng của các em.

d) giáo viên 4

  • Học tập: Học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập, phát biểu nhanh và hợp tác tốt. Tác phong giáo viên chững chạc tự tin trên bục giảng, các hoạt động rất cụ thể rõ ràng.
  • Chia sẻ: Bài tập 1 học sinh trong quá trình thực hiện chơi trò chơi, khi các em không trả lời được dùng từ “chuyển” như vậy học sinh không biết được kết quả, nên chăng giáo viên cho học sinh tìm ra sau khi thực hiện trò chơi xong, bằng cách giáo viên hỏi trực tiếp em đó và đó chính là biện pháp giúp đỡ học sinh một cách kịp thời nhất.

e) Giáo viên 5

  • Học tập: Học sinh tích cực học tập, thực hiện đúng yêu cầu.
  • Chia sẻ: Bài tập 2 học sinh chỉ đơn thuần trả lời câu hỏi của giáo viên không phát huy được tư duy của học sinh khi phân tích bài toán.
  • Học tập: Học sinh nhận xét bạn khá đầy đủ, cụ thể.
  • Chia sẻ: Bài cũ học sinh đọc thuộc bảng nhân 7 như vậy không kiểm tra được học sinh thuộc lòng hay học vẹt. Nên chăng giáo viên hỏi từng em, mỗi em một phép tính bất kì.

3. Giáo viên dạy ghi nhận các ý kiến:
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã học tập và chia sẻ một cách chân tình nhất, tôi xin ghi nhận tất cả những lời chia sẻ quý báu của quý thầy cô ở các trường và cố gắng hoàn thiện hơn trong công tác dạy học của mình.

4. Tổ trưởng trả lời, giải đáp các câu hỏi thảo luận đưa ra

  • Đồng tình và thống nhất với ý kiến của giáo viên.
  • Giải đáp ý kiến của giáo viên…

Lưu ý:

  • Khi đánh giá học sinh cần nhận xét cụ thể, nên có biện pháp hỗ trợ khi học sinh chưa thực hiện đúng ngay lúc đó.
  • Để học sinh nhận xét theo ý riêng của mình, giáo viên không áp đặt học sinh.
  • Cần cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên không nên gò bó các em.
  • Nên để học sinh cùng thực hiện với giáo viên ở phần thao tác trên đồ dùng trực quan.

IV. Tổng kết thực hiện chuyên đề theo nghiên cứu bài học
1. Ưu điểm

  • Học sinh chủ động vận dụng kiến thức để làm bài tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động và tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi…..
  • Giáo viên dạy đúng kiến thức cơ bản, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị bài chu đáo, tác phong chững chạc, thái độ thân thiện, lời nói nhẹ nhàng, truyền cảm, gãy gọn. Truyền thu kiến thức một cách tự nhiên lôgic, có giáo dục tưởng tốt.
  • Sử dụng ĐDDH hợp lý, có hiệu quả; hình thức dạy học phong phú, phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh được rèn được kĩ năng tính toán, thảo luận có tinh thần hợp tác trong giờ học.

2. Tồn tại

  • Trong quá trình truyền tải kiến thức đôi lúc giáo viên đặt câu hỏi chưa mạch lạc, thiếu gợi ý khi học sinh lúng túng chưa hiểu.
  • Giáo viên kết hợp giữa máy với các hoạt động chưa ăn ý.

V. Bài học kinh nghiệm
1. Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chươ­ơng trình

  • Những tiết học toán trong SGK là những tiết học rất quan trọng, nhằm cung cấp cho các em học sinh những yêu cầu cơ bản nhất mà chương trình đặt ra. Bằng hình ảnh trực quan sinh động và phư­ơng pháp sư phạm của giáo viên, các em dần dần nắm chắc kiến thức, rèn luyện các kĩ năng,…. Việc nắm chắc kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức ban đầu của học sinh. Giáo viên cần xuất phát từ những vấn đề rất cụ thể, chi tiết; học sinh phải nắm đ­­ược bản chất của vấn đề, các em phải có nền kiến thức đại trà vững chắc rồi mới đến giải quyết các bài toán ở mức độ cao hơn. Để làm địu­ợc điều đó giáo viên cần:
  • Tổ chức tốt các hoạt động học tập trong các tiết học để học sinh giải quyết tốt các bài tập trong sách giáo khoa. Học sinh phải hiểu sâu sắc vấn đề, nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành.
  • Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập trong mỗi tiết học chiếm từ 60%-70%, nên GV cần tận dụng đặc điểm này để tăng cường thực hành, giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng toán học, giải quyết về cơ bản các nhiệm vụ thực hành ngay trong các tiết toán tại lớp.
  • Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc, thuộc lòng các quy tắc, các công thức tính mà SGK đã cung cấp. Có kĩ năng vận dụng công thức, quy tắc vào giải quyết các bài toán trong SGK phần thực hành.
  • Trong quá trình biên soạn các phiếu học tập, GV nên tích hợp nhiều nội dung giáo dục gắn với thực tế và gần gũi thu hút đ­ược hứng thú của HS, có thể sử dụng một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh để minh hoạ cho các bài tập thêm sinh động, có thể thiết kế các bài tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm, các trò chơi hay câu đố vui toán học mà không làm biến dạng nội dung cơ bản của môn toán, góp phần tăng thêm gia vị cho môn toán để các em tiếp thu bài tốt hơn.
  • Khi HS đã hoàn thành tốt các bài tập trong SGK, GV cần dần từng bước hình thành ở các em cách suy luận sáng tạo, biết giải các bài toán đó theo các cách khác nhau.

2. Những kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

  • Để chuyển tải đượ­c những kiến thức khoa học tới cho học sinh, GV phải sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Việc nắm bắt kiến thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phư­ơng pháp giảng dạy của giáo viên. Trong xu thế dạy học hiện nay, GV không còn là ngư­ời truyền thụ tri thức theo một chiều, học sinh thụ động tiếp thu và làm theo. Ng­ười GV cần căn cứ vào vốn sống, khả năng hiểu biết của HS để thiết kế các hoạt động nhằm giúp HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề d­ưới sự trợ giúp của các bạn trong nhóm, trong lớp hay của GV. GV trở thành ng­ười thiết kế, ngư­ời tổ chức h­ướng dẫn các hoạt động,.. còn HS là ng­ười thi công, ng­ười trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức.
  • Trong giảng dạy GV cần biết lựa chọn các PPDH sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Xuất phát từ các ví dụ hay các bài toán mẫu trong SGK, GV cần tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm ra cách giải quyết vấn đề mà bài toán đưa ra. Trên cơ sở đó, GV giúp các em biết tổng hợp để rút ra những nhận xét, những quy tắc hay những kết luận cần thiết.
  • Khi giảng dạy các kiến thức mới, dạng toán mới GV cần chú ý các bước sau đây:
  • Phương pháp chung: Tự phát hiện – Tự giải quyết vấn đề – Tự chiếm lĩnh kiến thức.
  • Các bước cụ thể:
    Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).
    Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)
    Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
    Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
    Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).
    Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.

3. Những kinh nghiệm trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh

  • Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng nhằm nắm đượ­c năng lực tiếp thu bài của học sinh trong lớp để đặt ra yêu cầu học tập đối với từng học sinh,kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
  • Tùy vào từng bài học cụ thể để giáo viên viết lời nhận xét sao cho phù hợp, thể hiện sự khích lệ, gần gũi, ân cần, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và giúp đỡ được học sinh mau tiến bộ, phụ huynh yên lòng.

Võ Nhật Trường @13:54 05/11/2017 Số lượt xem: 18837

FEATURED TOPIC

hihi