Phân biệt điện 1 chiều và điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều là hai dạng khác nhau của dòng điện được sử dụng để truyền tải điện trên toàn thế giới. Cả hai hình thức này chỉ giống nhau ở chức năng truyền tải điện liên quan đến dòng electron. Tuy nhiên, điện xoay chiều AC hiện nay phổ biến hơn và được sử dụng để cung cấp điện cho các nhà máy, công trình, tòa nhà, văn phòng, và nhà ở.

Định nghĩa

Dòng điện một chiều (DC) có nghĩa là dòng điện (dòng electron) chạy theo một hướng duy nhất. Trong dòng điện một chiều, hướng của dòng electron và điện áp đều không đổi. Điện 1 chiều có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các nguồn như pin, cặp nhiệt điện và năng lượng mặt trời. Năng lượng hóa học bên trong pin chỉ đủ để đẩy các electron đi chứ không thể kéo lại, dẫn đến việc năng lượng chỉ được truyền đi theo một hướng.

Dòng điện xoay chiều (AC) có hướng di chuyển của dòng electron liên tục đổi chiều, đồng thời điện áp cũng thay đổi theo chu kỳ. Điện xoay chiều có thể được tạo ra bằng cách đặt các nam châm quay dọc theo dây dẫn.

1. Đặc điểm dòng điện 1 chiều

Điện 1 chiều (DC) là hình thức truyền tải điện chủ yếu được sử dụng trong thế kỷ 19 và cũng được sử dụng trong truyền tải điện thương mại đầu tiên của nhà sáng tạo Thomas Edison. Điện 1 chiều có nghĩa là dòng điện chạy theo một hướng duy nhất.

Dòng điện một chiều có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các nguồn như pin, cặp nhiệt điện và năng lượng mặt trời. Năng lượng hóa học bên trong pin chỉ đủ để đẩy các electron đi chứ không thể kéo lại, dẫn đến việc năng lượng chỉ được truyền đi theo một hướng. Điện 1 chiều thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu năng lượng thấp chạy bằng pin than chì hoặc pin năng lượng mặt trời. Ngoài ra, trong ô tô, hầu hết các bộ phận chạy bằng điện một chiều.

2. Đặc điểm điện xoay chiều

Ngày nay, nguồn điện xoay chiều được sử dụng để truyền tải điện năng và cung cấp năng lượng cho các ngôi nhà, văn phòng và các công trình khác, vì việc truyền tải điện điện xoay chiều trở nên dễ dàng hơn.

Điện xoay chiều thường di chuyển và tạo thành đồ thị ở dạng sóng hình sin, nhưng cũng có thể trong dạng hình thang, hình tam giác và hình vuông. Điện xoay chiều có hai đại lượng biến thiên là điện áp và hướng di chuyển của dòng điện, trong khi điện một chiều thì không đổi. Điện áp biến thiên trong một chu kỳ nhất định tạo ra tần số điện áp, thường là 50Hz hoặc 60Hz tùy thuộc vào quốc gia. Sự biến thiên của điện áp/dòng điện phụ thuộc vào tần số điện xoay chiều.

  • Tần số điện 50Hz nghĩa là cứ 1 giây thì dòng điện đổi chiều 50 lần, điện áp = 0V 50 lần, cường độ dòng điện = 0 Ampe 50 lần. Máy phát điện quay 3000 vòng/phút.
  • Tần số điện 60Hz nghĩa là cứ 1 giây thì dòng điện đổi chiều 60 lần, điện áp = 0V 60 lần, cường độ dòng điện = 0 Ampe 60 lần. Máy phát điện quay 3600 vòng/phút.

Điện xoay chiều có thể là 1 pha hoặc 3 pha, trong khi điện 1 chiều chỉ có 1 pha.

Phân biệt điện 1 chiều và xoay chiều

Dòng điện một chiều (DC):

  • Truyền năng lượng: Về lý thuyết, điện áp của DC không thể truyền đi ở khoảng cách xa vì mất/giảm năng lượng (khi điện áp không đủ lớn). Tuy nhiên, HVDC đã chứng minh điều ngược lại.
  • Dễ dàng “vận chuyển” và có thể cung cấp nhiều mức điện áp.
  • Dòng electron di chuyển theo một hướng duy nhất.
  • Điện áp không đổi.
  • Không có tần số.
  • Dòng điện có cường độ không đổi.
  • Thường thấy ở cục PIN than, PIN Lithium, tấm PIN năng lượng mặt trời.
  • Hệ số công suất luôn luôn là 1, nằm giữa 0 và 1.

Dòng điện xoay chiều (AC):

  • Truyền năng lượng: Điện xoay chiều dễ dàng “vận chuyển” và có thể cung cấp nhiều mức điện áp.
  • Dòng electron liên tục đổi hướng di chuyển.
  • Điện áp và dòng điện thay đổi theo chu kỳ.
  • Có tần số điện áp, thường là 50Hz hoặc 60Hz.
  • Cường độ dòng điện thay đổi theo chu kỳ.
  • Thường thấy ở máy phát điện xoay chiều.
  • Hệ số công suất nằm giữa 0 và 1.

Việc phân biệt giữa điện 1 chiều và điện xoay chiều giúp hiểu rõ hơn về những ưu điểm và ứng dụng của từng loại dòng điện.

FEATURED TOPIC

hihi