Hướng dẫn lập bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133

Bảng cân đối tài khoản theo TT 133 là một trong những bảng báo cáo quan trọng trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, các nhân viên kế toán phải lập bảng cân đối tài khoản theo quy định. Vậy làm thế nào để lập bảng cân đối tài khoản? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

bảng cân đối tài khoản
Hướng dẫn lập bảng cân đối tài khoản theo TT 133

Bảng cân đối tài khoản là bảng thống kê tổng quan về tình hình tăng giảm và sự hiện diện của tài sản và nguồn vốn trong đơn vị kinh doanh trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Dữ liệu trên bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp. Đồng thời, nó cũng dùng để so sánh và kiểm soát dữ liệu được ghi trên Báo cáo tài chính và bắt buộc phải gửi kèm theo BCTC cho cơ quan thuế.

I. TÀI SẢN

1. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này bao gồm: tổng số dư nợ của các tài khoản 111, 112, số dư nợ chi tiết của tài khoản 1281 (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn không quá 3 tháng) và tài khoản 1288 (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn được phân loại là tương đương tiền).

2. Đầu tư tài chính (Mã số 120)

Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 122 + Mã số 123 + Mã số 124.

  • Chứng khoán kinh doanh (Mã số 121): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ của tài khoản 121.
  • Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 122): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ chi tiết của các tài khoản 1281, 1288.
  • Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 123): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ của tài khoản 228.
  • Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (Mã số 124): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của các tài khoản 2291, 2292 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

3. Các khoản phải thu (Mã số 130)

Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 136.

  • Phải thu của khách hàng (Mã số 131): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư nợ chi tiết của tài khoản 131 mở theo từng khách hàng.
  • Trả trước cho người bán (Mã số 132): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư nợ chi tiết của tài khoản 331 mở theo từng người bán.
  • Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 133): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của tài khoản 1361.
  • Phải thu khác (Mã số 134): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ chi tiết của các tài khoản 1288 (phải thu về cho vay), 1368, 1386, 1388, 334, 338, 141.
  • Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 135): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ tài khoản 1381.
  • Dự phòng phải thu khó đòi (Mã số 136): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 2293 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

4. Hàng tồn kho (Mã số 140)

Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142.

  • Hàng tồn kho (Mã số 141): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ của các tài khoản 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157.
  • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 142): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 2294 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

5. Tài sản cố định (Mã số 150)

Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152.

  • Nguyên giá (Mã số 151): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ của tài khoản 211.
  • Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 152): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của các tài khoản 2141, 2142, 2143 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

6. Bất động sản đầu tư (Mã số 160)

Mã số 160 = Mã số 161 + Mã số 162.

  • Nguyên giá (Mã số 161): Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư nợ của tài khoản 217.
  • Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 162): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 2147 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

7. Xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 170)

  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ của tài khoản 241.

8. Tài sản khác (Mã số 180)

Mã số 180 = Mã số 181 + Mã số 182.

  • Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 181): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của tài khoản 133.
  • Tài sản khác (Mã số 182): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ chi tiết của các tài khoản 242, 333.

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 200)

Mã số 200 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160 + Mã số 170 + Mã số 180.

II. NGUỒN VỐN

1. Nợ phải trả (Mã số 300)

Mã số 300 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320.

  • Phải trả người bán (Mã số 311): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư có chi tiết của tài khoản 331 mở cho từng người bán.
  • Người mua trả tiền trước (Mã số 312): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư có chi tiết của tài khoản 131 mở cho từng khách hàng.
  • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư có chi tiết của tài khoản 333.
  • Phải trả người lao động (Mã số 314): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư có chi tiết của tài khoản 334.
  • Phải trả khác (Mã số 315): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư có chi tiết của các tài khoản 335, 3368, 338, 1388.
  • Vay và nợ thuê tài chính (Mã số 316): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư có chi tiết của tài khoản 341, 4111 (cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả).
  • Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Mã số 317): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư có chi tiết của tài khoản 3361. Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” (Mã số 133) trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên.
  • Dự phòng phải trả (Mã số 318): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư có của tài khoản 352.
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 319): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 353.
  • Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 320): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 356.

2. Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)

Mã số 400 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417.

  • Vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 411): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 4111.
  • Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 4112. Nếu tài khoản 4112 có số dư nợ, thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
  • Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 4118.
  • Cổ phiếu quỹ (Mã số 414): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ của tài khoản 419 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 415): Trường hợp đơn vị sử dụng đồng tiền khác Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chỉ tiêu này phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam.
  • Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 416): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 418.
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 417): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 421. Trường hợp tài khoản 421 có số dư nợ, thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 500)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Mã số 500 = Mã số 300 + Mã số 400.

CHỈ TIÊU “TỔNG CỘNG TÀI SẢN MÃ SỐ 200” = CHỈ TIÊU “TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN MÃ SỐ 500”

Các bạn có thể tải mẫu bảng số F01-DNN theo Thông tư 133/2016/TT-BTC TẠI ĐÂY.

Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn bạn đọc lập bảng cân đối tài khoản theo TT 133. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong công tác xử lý nghiệp vụ. Chúc bạn thành công!

FEATURED TOPIC

hihi