Quy Định Đào Tạo Chứng Chỉ Vận Hành Vận Thăng

Đào tạo chứng chỉ sơ cấp nghề vận hành vận thăng

Đào tạo chứng chỉ vận hành vận thăng tại Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn. Liên hệ 0947.37.88.00 để đăng ký học và được giảm 10% học phí.

Đào Tạo Nghề Vận Hành Vận Thăng

Hệ Sơ Cấp 3 Tháng – Hệ 6 Tháng

Nội Dung Đào Tạo Vận Hành Vận Thăng:

Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; có kiến thức cơ bản về cấu tạo động cơ, cấu tạo vận thăng, tổ chức sản xuất và an toàn lao động.

  • Cấu tạo chung của vận thăng
  • Bảo dưỡng và sửa chữa vận thăng
  • Kỹ thuật vận hành vận thăng
  • An toàn lao động trong vận hành
  • Thực tập điều khiển vận hành vận thăng cơ bản
  • Thực tập điều khiển tổng hợp

Chương trình đào tạo vận hành vận thăng:

=> Phần I: Học lý thuyết vận hành Vận Thăng:

  • Hiểu biết về động cơ
  • Hiểu biết về Vận Thăng
  • Những nguyên tắc đảm bảo an toàn
  • Kiểm tra lý thuyết

=> Phần II: Học thực hành lái Vận Thăng

  • Kỹ thuật lái vận thăng cơ bản
  • Kĩ thuật điều khiển vận thăng
  • Kiểm tra và bảo dưỡng Vận Thăng
  • Kiểm tra thực hành

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, học viên được nhà trường cấp chứng chỉ vận hành vận thăng có giá trị toàn quốc. Chứng chỉ vận hành vận thăng do Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn cấp có giá trị trên toàn quốc với thời hạn sử dụng vĩnh viễn.

Kết thúc khóa học, bạn sẽ đạt được những gì:

  • Có kiến thức cơ bản về máy vận thăng;
  • Hiểu rõ cấu tạo, tính năng các thiết bị máy vận thăng;
  • Có kiến thức tổ chức, quản lý, vận hành, bảo trì máy vận thăng;
  • Hình thành vững chắc các kỹ năng cơ bản vận hành máy vận thăng;
  • Sử dụng các thiết bị áp lực đạt hiệu quả, năng suất kỹ thuật thiết bị;
  • Nắm rõ quy trình bảo dưỡng máy vận thăng;
  • Vận hành an toàn đúng kỹ thuật máy vận thăng;
  • Được cấp văn bằng, chứng chỉ vận hành vận thăng đúng theo quy định

Thời Gian Đào Tạo Vận Hành Vận Thăng

=> Khai Giảng liên tục hàng tháng. Hệ 3 tháng – hệ 6 tháng. Quý học viên, công ty có nhu cầu đào tạo vận hành vận thăng vui lòng liên hệ trực tiếp 0947.37.88.00 được tư vấn miễn phí và báo giá.

Lệ phí đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành vận thăng

✅ Đối với hình thức đào tạo cá nhân:

  • Đối với học viên chưa biết vận hành vận thăng: 3.000.000VNĐ/Học viên – Đã bao gồm học phí, hồ sơ và chứng chỉ sau khi kết thúc khóa học. Thời gian đào tạo các ngày trong tuần, Lúc nào cũng có lớp cho học viên học và thực tập. Trường chúng tôi cam kết với học viên khi tham gia khóa học học viên sẽ vận hành thành thạo các loại vận thăng phổ biến.
  • Đối với học viên đã biết lái xe nâng: 800.000VNĐ/Học viên – Có chứng chỉ sau 3 ngày. Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn hỗ trợ học viên tại mọi tỉnh thành. Đăng ký để lấy chứng chỉ vận hành vận thăng liên hệ qua số điện thoại: 0947.37.88.00 sẽ được tư vấn 24/24.

✅ Đối với hình thức đào tạo theo hợp đồng:
Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn nhận đào tạo theo hợp đồng cho doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu. Hợp đồng về thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo và chương trình đào tạo cho phù hợp với doanh nghiệp.

  • Các đơn vị vui lòng liên hệ để được báo chi phí tốt nhất
  • Cung cấp hợp đồng, pháp lý, xuất hóa đơn đỏ đầy đủ.

Lưu ý: nhà trường chỉ nhận đào tạo theo hợp đồng từ 5 học viên trở lên

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRƯỜNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRƯỜNG SƠN – HÀ NỘI

TRƯỜNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRƯỜNG SƠN – QUÃNG NGÃI

TRƯỜNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRƯỜNG SƠN – BÌNH DƯƠNG

Đăng ký học và lấy chứng chỉ nghề vận hành vận thăng do Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn cấp

Quy trình vận hành, sửa chữa bảo dưỡng vận thăng.

I. VẬN HÀNH VẬN THĂNG LỒNG

  1. Yêu cầu cơ bản:
  • Nhân viên vận hành vận thăng lồng phải có bằng cấp, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền cấp và còn có hiệu lực. Có giấy chứng nhận sức khoẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp và còn có giá trị sử dụng.
  • Nhân viên vận hành vận thăng lồng phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
  • Trước khi vận hành máy cần quan sát kỹ tất cả các bộ phận của máy có vấn đề gì khác thường hay không, quan sát khoảng không gian máy vận hành có vướng gì không và phải đóng tất cả các cửa hàng rào, cửa lồng…
  • Khi tất cả các yếu tố trên được đảm bảo và không có gì ảnh hưởng mới cho vận hành máy.
  1. Trình tự thao tác trước khi vận hành:
  • Bật công tắc nối giữa hộp điện trong lồng nâng và hộp điện trong hàng rào bảo vệ (nếu có), kiểm tra đèn chỉ thị nguồn điện trên tấm mặt hộp thao tác đã hoạt động chưa.
  • Bật công tắc khởi động trong cabin, kiểm tra đèn chỉ thị khởi động đã hoạt động chưa, sau khi toàn bộ đã sẵn sàng mới bắt đầu hoạt động máy.
  • Đóng tất cả các cửa hàng rào, cửa lồng nâng.
  1. Quy trình thao tác vận hành:
  • Nhân viên điều khiển vận thăng phải được đào tạo chuyên nghiệp, thông thạo các tính năng của các linh kiện, bộ phận. Kỹ thuật thao tác phải qua kiểm tra đạt yêu cầu mới có thể thao tác độc lập.
  • Khi gặp một trong những tình trạng dưới đây không được sử dụng vận thăng:
    • Thời tiết quá xấu, mưa bão, sương mù, tuyết rơi, cáp điện và đường dẫn đóng băng, tốc độ gió vượt quá 13 m/s.
    • Vận thăng gặp sự cố về máy móc và điện.
    • Khi thi công ban đêm ánh sáng không đủ, tín hiệu không rõ ràng.
    • Sau khi nhận ca, cần đọc nhật ký làm việc của ca trước, nếu có vấn đề cần kịp thời giải quyết.
    • Cần kiểm tra không gian làm việc của lồng nâng xem có vật gì cản trở không, để kịp thời loại bỏ.
    • Trọng tải phải phân bố đều, nghiêm cấm nâng quá tải.
    • Sau khi hết ca vận thăng phải được đặt vào trạm dừng trên mặt đất.
    • Làm tốt nhật ký giao ban, đồng thời báo cáo tường tận các sự cố hoặc các vấn đề máy móc gặp phải cho những người có trách nhiệm.
    • Trước khi cho vận hành vận thăng cần đảm bảo chắc chắn là tất cả các cửa hàng rào bảo vệ, lồng nâng, cửa nóc lồng phải được đóng kín và chắc chắn.

Lưu ý: Vì sự an toàn tính mạng của người sử dụng cũng như vì sự an toàn và tuổi thọ của máy: Tuyệt đối không được tháo các công tắc hành trình hoặc làm việc gì làm ảnh hưởng tới các công tắc hành trình ở cửa của hàng rào bảo vệ, lồng nâng.

II. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ

  1. Kiểm tra ngày:
  • Kiểm tra bằng cảm quan hệ thống cáp điện, phải đảm bảo không bị mài mòn, không bị đứt hoặc hở điện.
  • Kiểm tra bằng cảm quan tình trạng xiết chặt của toàn bộ hệ thống bù lông nối đốt, giằng, đảm bảo vẫn còn đáng tin cậy.
  • Kiểm tra bằng cảm quan hệ thống đốt nối, hệ thống con lăn, bánh tỳ, bánh răng phải đảm bảo tốt.
  • Kiểm tra hệ thống hành trình an toàn của cửa hàng rào, cửa lồng phải hoạt động tốt.
  • Kiểm tra hệ thống cầu hành trình lên và xuống và trung gian phải đảm bảo tin cậy.
  • Kiểm tra hệ thống nút bấm điều khiển, nút bấm chuông, nút bấm dừng khẩn, đèn báo pha phải đảm bảo vận làm việc tốt.
  • Kiểm tra xung quanh không gian lồng nâng chạy phải đảm bảo không có chướng ngại vật cản chở.
  1. Kiểm tra tháng:
  • Kiểm tra chế độ bôi trơn của các hệ thống con lăn, bánh tỳ, bánh răng, thanh răng. Tình hình dầu mỡ của cơ cấu truyền động, nếu thấm, dò dầu hoặc dầu không đủ phải kịp thời bổ sung.
  • Kiểm tra động cơ, hộp số cần không phát nhiệt và tiếng động bất thường.
  • Kiểm tra hệ thống dây cáp dẫn đối trọng, kiểm tra xem có bị xơ, xước. Nếu thấy có hiện tượng xơ, xước thì phải thay thế ngay.
  1. Kiểm tra quý:
  • Kiểm tra vận hành các ổ bi của con lăn, bánh tỳ tiến hành điều chỉnh hoặc thay thế khi cần thiết.
  • Kiểm tra mài mòn của các con lăn dẫn động. Điều chỉnh khe hở theo quy định.
  • Kiểm tra độ mài mòn của má phanh động và tĩnh. Điều chỉnh khe hở quy định 0.3 mm.
  • Kiểm tra bộ phòng rơi bằng cách tiến hành thử nghiệm rơi. Phải đảm bảo an toàn và đáng tin cậy.
  • Kiểm tra điện trở cách điện của động cơ, điện trở tiếp địa của thiết bị và vỏ ngoài kim loại, kết cấu thép cần phù hợp với yêu cầu quy định.
  1. Kiểm tra năm:
  • Kiểm tra cáp điện, nếu có hiện tượng rách mòn, lão hoá cần lập tức thay thế.
  • Kiểm tra đệm cao su của bộ nối trục giữa động cơ và hộp số, nếu thấy hiện tượng rách, vỡ, lão hoá cần lập tức thay thế.
  • Kiểm tra tất cả các chi tiết kết cấu có khả năng bị ăn mòn, chi tiết có khả năng bị mài mòn nếu vượt quá quy định cần phải tiến hành thay thế.
  1. Duy tu bảo dưỡng:
  • Duy tu bảo dưỡng vận thăng lồng chủ yếu chia làm hai bộ phận lớn là: Hệ thống điện và hệ thống cơ khí.
  • Về hệ thống điện cần kiểm tra toàn bộ hệ thống tủ điện chính, tủ điện hàng rào, hệ thống tủ điện nguồn phải đảm bảo hoạt động tốt và đáng tin cậy. Nếu có sai xót cần phải sửa chữa hoặc thay thế.
  • Về hệ thống cơ khí phải kiểm tra toàn bộ hệ thống con lăn, bánh tỳ, bánh răng, hệ thống lồng nâng, đốt nối, hệ thống giằng… phải đảm bảo hoạt động tốt và đáng tin cậy. Nếu có sai xót cần phải sửa chữa hoặc thay thế.

III. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

  • Sau khi đóng cửa hàng rào nhưng trong lồng nâng vẫn chưa có điện ( cần kiểm tra công tắc hành trình cửa hàng rào, điện nguồn cấp tới tủ điện hàng rào và dây nguồn cấp tới tủ điện chính )
  • Sau khi đã đóng Aptormat của tủ điện hàng rào mà chuông kêu liên tục, máy không hoạt động được ( Kiểm tra PMR(bảo vệ pha) nếu đèn nhấp nháy Xanh đỏ thì lên kiểm tra các pha có bị lệch hoặc mất pha không và nguồn cấp tới tủ điện hàng rào. PMR đèn phải hiển thị màu xanh như vậy là được).
  • Sau khi trong tủ điện chính đã báo có điện mà bấm khởi động nhưng máy vẫn không hoạt động. ( kiểm tra tất cả các công tắc hành trình cửa ra vào, nút bấm khởi động và cầu chì )
  • Khi bấm khởi động nhưng bị nhảy Aptormat ( bên cạnh PMR). ( Dùng đồng hồ Ampe kiểm tra điôt )
  • Khi máy đang chạy xuống thì bỗng dung bị đứng khựng lại. ( Phòng rơi bị tác động, tuyệt đối không được tiếp tục bấm máy xuống. bấm máy chạy lên khoảng 30-50cm rồi mới tiếp tục bấm xuống để kiểm tra và chỉnh lại phòng rơi).
  • Khi máy đang hoạt động nhưng bị mất điện. ( Chèo lên nóc lồng nâng lấy khóa 17 xiết bulong tay kéo thắng motor của 2 động cơ. Và nhẹ nhàng kéo tay kéo thắng của motor còn lại sao cho lồng nâng xuống từ từ ngang hoặc thấp hơn với tốc độ hoạt động bình thường của động cơ. Tuyệt đối không để tốc độ vượt quá tốc độ bình thường, vì nếu vượt quá tốc động bình thường thì Phòng rơi sẽ tác động. như vậy phải chờ đến khi có điện thì mới tiếp tục hoạt động được).
FEATURED TOPIC

hihi