Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200: Hướng dẫn và quy định mới nhất

mau-bao-cao-tai-chinh-theo-thong-tu-200

1. Báo cáo tài chính là gì? Đối tượng phải lập báo cáo tài chính?

Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải lập BCTC tổng hợp vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.

2. Kỳ lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

ky-lap-bao-cao-tai-chinh-theo-thong-tu-200

Kỳ lập mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200 được quy định tại điều 98 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

  • Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.
  • Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
  • Kỳ lập Báo cáo tài chính khác:
    • Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
    • Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
  • Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê: Khi tổng hợp thống kê, trường hợp nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc.

3. Mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200

Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200 được ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Biểu mẫu bao gồm các mục sau:

  • Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục (Mẫu số B01 – DN)
  • Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Mẫu số B01/CDHĐ – DNKLT)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (Mẫu số B02 – DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm (Mẫu số B03 – DN)
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục (Mẫu số B09 – DN)
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Mẫu số B09/CDHĐ – DNKLT)
  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) – Mẫu số B01a – DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) – Mẫu số B02a – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) – Mẫu số B03a – DN
  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) – Mẫu số B01b- DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược) – Mẫu số B02b – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) – Mẫu số B03b – DN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc (Thực hiện theo Mẫu số B09a-DN)

Tải ngay mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200 để lập báo cáo tài chính chính xác và chuẩn mực.

4. Thời gian nộp báo cáo tài chính

thoi-gian-nop-bao-cao-tai-chinh

4.1. Thời hạn nộp mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200 đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp BCTC quý:

  • Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
  • Các Đơn vị kế toán trực thuộc DN, Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp BCTC năm:

  • Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

4.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác

Đơn vị kế toán là DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ:

FEATURED TOPIC

hihi